Theo số liệu thống kê, mỗi năm ước tính có hơn hàng nghìn ca mắc bệnh gout. Tuy nhiên, đa số mọi người vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân, cách nhận biết hay hậu quả bệnh gout gây ra sẽ như thế nào. Chính vì thế mà không ít ca tử vong được chẩn đoán do gout gây ra, khiến không ít người bàng hoàng, lo lắng. Các bác sỹ chuyên khoa xương khớp Bệnh Viện Đa Khoa Thăng Long sẽ chia sẻ vấn đề này với bạn đọc ở bài viết dưới đây.

I. Bệnh gout là gì?

Bệnh gout là một dạng thường gặp của viêm khớp, xảy ra do sự gia tăng quá nhiều acid uric trong máu. Thường thì gout xảy ra rất đột ngột, người bệnh đột nhiên thấy đau dữ dội vùng khớp, đặc biệt là ngón chân cái. Bệnh xuất hiện khi có sự rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể dẫn đến dư thừa lượng acid uric, và chúng lắng đọng thành các tinh thể muối urat sắc nhọn ở các khớp xương gây viêm nhiễm.

II. Triệu chứng bệnh gout

  1. Đau khớp dữ dội: Bệnh Gout thường ảnh hưởng đến các khớp lớn các ngón chân cái, nhưng nó có thể xảy ra ở bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, bàn tay và cổ tay. Cơn đau thường xảy ra vào ban đêm và có thể sẽ là nghiêm trọng nhất trong vòng 12 đến 24 giờ đầu tiên sau khi nó bắt đầu.

  2. Khó chịu kéo dài: Sau khi cơn đau nặng nhất giảm xuống, một số khó chịu khớp có thể kéo dài từ vài ngày                đến vài tuần. Cơn gout cấp có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp và kéo dài.

3. Các khớp bị bệnh, da rất đỏ hoặc hơi tím quanh khớp bị đau, nhiễm trùng.

4. Người bệnh có thể bị sốt, lạnh run và khó khăn trong việc cử động.

5. Trên bàn tay, khuỷu tay, hay tai xuất hiện những u nhú, sưng to, thường được gọi là hạt tophi.

III. Kiểm tra và chẩn đoán

Các xét nghiệm để giúp chẩn đoán bệnh gout có thể bao gồm:

  1. Xét nghiệm dịch

Bác sĩ có thể sử dụng một cây kim để rút dịch từ khớp bị ảnh hưởng. Khi quan sát dưới kính hiển vi, dịch khớp có thể cho thấy các tinh thể urat.

  1. Xét nghiệm máu

Bác sĩ chỉ định thử máu để đo mức acid uric trong máu. Có thể nói, chỉ số acid uric là chỉ số quyết định trong việc chẩn đoán người bệnh có bị bệnh gout hay không và người đó đang ở giai đoạn đầu hay gout cấp hoặc mạn tính.

IV. Chỉ số acid uric máu cho bạn biết bệnh gout đang ở giai đoạn nào?

  1. Rất đơn giản nhưng cực chính xác, chỉ cần đối chiếu chỉ số acid uric là bạn có thể biết được chi tiết, cụ thể tình trạng bệnh gout đang ở mức báo động nào.

Bạn hãy tưởng tượng, khi hòa tan muối vào nước: Lượng muối ít sẽ tan hết vào cốc nước trong; còn nếu quá nhiều, lượng muối không thể tan hết và sẽ lắng đọng ở dưới đáy cốc. Acid uric trong máu cũng như vậy. Khi nồng độ acid uric trong máu dưới ngưỡng 400 mmol/l (7 mg/dl) sẽ không bị lắng đọng tinh thể urat và không gây bệnh gout. Trái lại, nếu nồng độ acid uric vượt quá mức an toàn sẽ làm tăng nguy cơ lắng đọng ở một số tổ chức và cơ quan dưới dạng tinh thể, đặc biệt là ở khớp và gây ra bệnh gout.

V. Nguyên nhân gây bệnh gout

Sự gia tăng bất thường của nồng độ acid uric trong máu được xác nhận là nguyên nhân chính tạo nên các cơn gout. Các phân tử acid uric trong máu bình thường sẽ được đào thải qua bài tiết nhưng khi ở nồng độ lớn (trên 400 μmol) chúng sẽ tích tụ, kết tủa các tinh thể muối urat ngay tại các vị trí khớp, sụn, xương gây ra viêm, tấy, sưng khớp vô cùng đau đớn cho người bệnh. Nồng độ acid uric trong máu cao gây ra triệu chứng bệnh gout chủ yếu do ba nguyên nhân: tăng bẩm sinh, gout nguyên phát và gout thứ phát.

1.Nguyên nhân nguyên phát

Đây là nguyên nhân gắn liền với yếu tố gen di truyền, cơ địa. Bệnh nhân trong trường hợp này có sự tổng hợp purin nội sinh cao hơn người bình thường nên nồng độ acid uric trong máu cũng tỷ lệ thuận tăng theo.

2.Nguyên nhân thứ phát

Thói quen hay ăn các loại thức ăn chứa nhiều nhân purin như: thịt đỏ, nội tạng động vật, … và uống rượu bia không kiểm soát là những tác nhân chủ yếu kích thích sự gia tăng acid uric trong máu cao. Đây cũng là vấn đề phức tạp trong quá trình hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh gout.

VI. Biến chứng nguy hiểm bệnh gout

  1. Gout có thể hủy hoại khớp xương, khiến bệnh nhân tàn phế: Các cục phồng bị loét vỡ, khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
  2. Bệnh gout có thể gây sỏi thận, tăng nguy cơ thận ứ nước ứ mủ, suy thận, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
  3. Trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh gout có thể gây tai biến, ảnh hưởng đến các cơ quan như máu, thận, tiêu hóa, dị ứng.

VII. Làm sao để hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả?

Theo các bác sỹ chuyên khoa xương khớp BVĐK Thăng Long cho biết, rất nhiều bệnh nhân khi biết chỉ số acid uric cao nhưng lại có tâm lý chủ quan, chỉ điều chỉnh chế độ ăn uống mà không có hướng hỗ trợ điều trị bệnh phù hợp dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nặng. Đặc biệt, khi bị những cơn đau cấp ở các khớp, bệnh nhân sử dụng thuốc tây thấy triệu chứng đau viêm giảm nhanh nên cũng chủ quan không thăm khám và trị liệu kịp thời.

Việc lạm dụng thuốc tùy tiện không theo chỉ dẫn của bác sỹ sẽ gây hại dạ dày, chảy máu dạ dày,… Mặt khác, hiện nay trên thị trường các loại thuốc tây chỉ có tác dụng giảm đau và đào thải acid uric ra ngoài mà không chú trọng đến việc đào thải muối urat ra khỏi cơ thể. Chính vì thế không thể trị tận gốc của bệnh, không cải thiện chức năng thận và đây là con đường nhanh nhất dẫn đến suy thận cho bệnh nhân gout.

  1. Thuốc giảm đau chống viêm

Colchicine: Đây là loại thuốc giảm đau có hiệu quả làm giảm đau gout, đặc biệt là khi bắt đầu ngay sau khi triệu chứng xuất hiện. Tuy nhiên, thuốc này có nhiều tác dụng phụ như: nôn, buồn nôn và tiêu chảy.

  1. Thuốc giảm acid uric máu

Allopurinol: Đây là thuốc chỉ được dùng duy trì khi tình trạng gout, viêm khớp đã thuyên giảm chứ không  được sử dụng trong trong cơn gout cấp. Bệnh nhân cần lưu ý các tác dụng phụ của thuốc như: như sốt, nôn, buồn nôn, đau đầu, ban đỏ ở da, dị ứng…

  1. Nhóm thuốc tăng thải acid uric

Chỉ định nhóm này cần xét nghiệm acid uric niệu. Chống chỉ định khi acid uric niệu trên 600 mg/24h, suy thận, sỏi thận, người cao tuổi, gout mạn có hạt tophi….

  1. Phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi

Bác sỹ chỉ định trong trường hợp gout kèm biến chứng loét, bội nhiễm hạt tôphi hoặc hạt tôphi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động …. Tuy nhiên, phương pháp này không chỉ gây nhiều đau đớn, rủi ro trong quá trình phẫu thuật lại rất tốn kém chi phí.

VIII. Lời khuyên bác sỹ khi trị liệu bệnh gout

Các bác sỹ  Bệnh viện đa khoaThăng Long cho biết thêm, bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt khoa học để hỗ trợ cho quá trình trị liệu bệnh gout hiệu quả hơn. Cụ thể như sau:

  1. tránh ăn quá nhiều nội tạng động vật

Đây là nguồn chứa nhiều purin. Các thực phẩm chứa nhiều purin như tạng động vật (gan, thận, não, lách), cá trồng, cá trích, cá thu,…các loại thịt, cá, gia cầm chứa ít purin hơn.

  1. Hạn chế uống bia rượu, uống nhiều nước lọc

Uống quá nhiều rượu làm giảm bài tiết acid uric. Giới hạn dưới hai cốc mỗi ngày nếu là nam, một cốc nếu là nữ. Nếu đang bị gout, tốt nhất nên tránh hoàn toàn rượu bia.

Ăn uống nhiều nước, chất lỏng. Dịch làm pha loãng nồng độ acid uric trong máu.

    3Tăng cường tập thể dục

Vận động thể lực có hiệu quả điều chỉnh lại quá trình chuyển hóa trong cơ thể, phòng ngừa và điều trị căn bệnh này.

Trên đây là những chia sẻ của các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Thăng Long về bệnh gout. Ngay khi cơ thể có dấu hiệu bất thường, chúng ta cần khám, hỗ trợ điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe về sau. Việc lựa chọn một cơ sở hỗ trợ điều trị bệnh uy tín, có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn, giàu kinh nghiệm thì sẽ càng giúp việc trị liệu đạt hiệu quả cao hơn. Do đó, những bệnh nhân bị bệnh gout nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn cho mình một nơi hỗ trợ điều trị bệnh uy tín, chất lượng, nhằm tránh tình trạng tiền mất mà tật vẫn mang.

Tại sao bạn nên chọn Bệnh Viện Đa Khoa Thăng Long ???

Bệnh Viện Đa Khoa Thăng Long có đầy đủ các yếu tố đảm bảo người bệnh được khám và điều trị trong điều kiện tốt:

Đội ngũ Y Bác sỹ giỏi, giàu kinh nghiệm, thao tác chuẩn xác và nhẹ nhàng, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái trong quá trình khám và điều trị.

Cơ sở vật chất hiện đại, có phòng thủ thuật với điều kiện vô khuẩn.

Trang thiết bị y tế hiện đại.

Đặt lịch hẹn nhanh chóng, không mất thời gian chờ đợi.

Chi phí hợp lý, áp dụng chính sách thanh toán thẻ bảo hiểm.

Thái độ phục vụ tận tình chu đáo, khiến người bệnh luôn cảm thấy dễ chịu và thoải mái.

    Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc hoặc muốn nghe tư vấn trực tiếp về sức khỏe, vui lòng liên hệ đến 

Bệnh Viện Đa Khoa Thăng Long

Địa chỉ: Số 127 Tựu Liệt -Tam Hiệp -Thanh Trì -Hà Nội

Email: info@benhvienthanglong.vn

Hotline: 0896 683 983

 

 

 

 

 

 

Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Thăng Long

Trên 15 năm thành lập
Chuyên môn cao

Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám

Cơ sở vật chất tiện nghi,
thiết bị hiện đại

Chi phí khám hợp lý,
chỉ từ 100.000 đồng

Áp dụng bảo hiểm y tế,
và các bảo hiểm khác

Chăm sóc khách hàng
chu đáo

Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa LH: 0896 683 983
Bài viết trước đó Rối loạn tiền đình
Bài viết sau đó Bệnh đái tháo đường