Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dễ bùng phát vào mùa đông xuân bởi độ ẩm không khí cao, mưa nhiều. Bệnh có thể gây thành dịch với biến chứng nguy hiểm nhất là tử vong khi không được điều trị kịp thời. Nhận biết sự xuất hiện của bệnh để có phương án chẩn đoán đúng, điều trị hiệu quả là cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng này.

1. Sốt xuất huyết – nguyên nhân, triệu chứng nhận biết và cách thức lây lan?

1.1. Nguyên nhân gây Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây ra. Virus Dengue có 4 tuyp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu, nếu muỗi đốt người thì virus sẽ tuần hoàn trong máu người 2 – 7 ngày và thời gian này nếu người bệnh bị muỗi Aedes hút máu thì virus sẽ được truyền cho muỗi.

Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra, truyền qua đường chích đốt của muỗi vằnSốt xuất huyết do virus Dengue gây ra, truyền qua đường chích đốt của muỗi vằn

Do có tới 4 chủng virus Sốt xuất huyết khác nhau nên khi cơ thể bị 1 chủng thì khi phục hồi, cơ thể sẽ miễn dịch chống lại bệnh nhưng chỉ có thể kháng lại loại virus đã gây ra bệnh thôi chứ không thể chống lại 3 chủng còn lại. Vì vậy khả năng bị Sốt xuất huyết bởi chủng virus khác là vẫn có.

Những yếu tố được xem là tăng nguy cơ Sốt xuất huyết gồm:

– Đi du lịch hoặc sinh sống ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới.

– Từng  nhiễm sốt xuất huyết trước đây.

– Trẻ em dưới 12 tuổi.

1.2. Triệu chứng nhận biết Sốt xuất huyết

Bệnh Sốt xuất huyết thường khởi phát đột ngột, trải qua 3 giai đoạn với các triệu chứng điển hình sau:

– Giai đoạn sốt

Những triệu chứng của giai đoạn này sẽ xuất hiện sau thời gian ủ bệnh và tồn tại trong khoảng 4 – 10 ngày:

+ Sốt cao 39 – 40 độ C liên tục 2 – 7 ngày và rất khó hạ sốt.

+ Đau đầu dữ dội ở trán, 2 hai hố mắt nhức.

+ Buồn nôn, chán ăn.

+ Đau khớp, đau cơ.

+ Da xung huyết, có thể nổi mẩn hoặc phát ban.

Triệu chứng Sốt xuất huyết giai đoạn sốt

Triệu chứng Sốt xuất huyết giai đoạn sốt

– Giai đoạn nguy hiểm

Đây là giai đoạn ngày thứ 3 – 7 của bệnh, khi người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt, cần được theo dõi đặc biệt bởi có thể xuất hiện dấu hiệu cảnh báo và tiến triển nặng:

+ Thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (24 – 48 giờ) với hiện tượng: bứt rứt, vật vã, lạnh đầu chi, li bì, mạch nhanh nhỏ, da lạnh ẩm, tụt hoặc không đo được huyết áp, tiểu ít.

+ Mi mắt nề, gan to hoặc đau.

+ Xuất huyết dưới da dạng rải rác hoặc chấm xuất huyết, chủ yếu ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, đùi, bụng, mạng sườn hoặc xuất hiện các mảng bầm tím.

+ Xuất huyết ở niêm mạc: tiểu ra máu, chảy máu mũi, chảy máu lợi, kinh nguyệt sớm hoặc kéo dài.

+ Xuất huyết nội tạng: nôn ra máu, đi ngoài phân đen.

+ Buồn nôn, đau bụng.

+ Ngứa.

Nhiều trường hợp Sốt xuất huyết nặng có thể gây suy tạng với biểu hiện viêm cơ tim, viêm gan, viêm não. Sốt xuất huyết đã chuyển sang giai đoạn nguy hiểm tức là cần hết sức thận trọng, phải nhập viện ngay để được điều trị ngăn ngừa biến chứng.

– Giai đoạn hồi phục

Giai đoạn này bắt đầu sau giai đoạn nguy hiểm 24 – 48 giờ, thường từ ngày thứ 7 – 10 của bệnh.

+ Cắt sốt, thèm ăn.

+ Tiểu nhiều.

+ Huyết động ổn định.

+ Có thể có nhịp tim chậm, không đều, có thể có suy hô hấp do quá tải dịch truyền.

2. Những biến chứng do Sốt xuất huyết gây ra

Khi không được điều trị kịp thời Sốt xuất huyết có thể biến chứng vô cùng nguy hiểm:

– Suy thận, suy tim

Suy tim là tình trạng xảy ra do xuất huyết liên tục trong cơ thể khiến cho hệ thống tuần hoàn bị rối loạn hệ thống tuần hoàn. Hệ lụy sinh ra từ đó là tim không đủ sức bơm máu nên liên tục xuất hiện dịch huyết tương khiến màng tim bị tràn dịch, ứ đọng, gây suy giảm, xuất huyết cơ tim. Suy thận là hệ quả của việc thận phải làm việc hết công suất để bài tiết huyết tương qua nước tiểu.

– Sốc

Virus Sốt xuất huyết làm tăng tính thấm mao quản, thoát huyết tương và cô đặc máu. Khi tình trạng này đạt đến một ngưỡng nhất định sẽ gây sốc khiến máu bị đẩy ra ngoài với các triệu chứng: chảy máu cam, chảy máu lợi,… Nguy hiểm nhất của tình trạng này chính là xuất huyết nội tạng với hiện tượng rong kinh, tiểu ra máu, nôn ra máu, ho ra máu, xuất huyết âm đạo bất thường,…

– Xuất huyết não

Khi Sốt xuất huyết nặng sẽ khiến tiểu cầu giảm, nếu không được truyền kịp thời có thể xuất huyết não gây tử vong.

– Tràn dịch màng phổi

Huyết tương trong cơ thể bị tràn vào đường hô hấp gây tràn dịch màng phổi, viêm đường hô hấp, viêm phổi, phù phổi,… Khi không được cấp cứu, người bệnh sẽ bị đe dọa tính mạng.

Biến chứng nguy hiểm của Sốt xuất huyếtBiến chứng nguy hiểm của Sốt xuất huyết

– Hôn mê

Hôn mê là hệ lụy của dịch huyết tương ứ đọng trong màng não, xâm lấn qua các thành mạch gây phù não và các hội chứng thần kinh. Đây cũng chính là biến chứng nặng nhất của Sốt xuất huyết. Ngoài ra người bệnh cũng có thể bị suy tim thận cấp, xuất huyết nội tạng,…

– Sinh non hoặc sảy thai với phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai bị Sốt xuất huyết dễ phải đối mặt với nguy cơ sinh non hoặc sảy thai, thai lưu. Ngoài ra thai phụ còn có thể bị tiền sản giật, chức năng gan thận bị tổn thương nên gặp tình trạng chảy máu kéo dài khi chuyển dạ.

3. Phân biệt sốt thông thường và sốt xuất huyết 

– Sốt xuất huyết:

+ 2 – 3 ngày đầu: liên tục sốt cao, khó hạ sốt, đau mỏi người, đau đầu, nhức hố mắt,… Số ít trường hợp sốt nhẹ nên chủ quan, không để ý.

+ Ngày thứ 3 – 7: lui sốt, nổi mẩn đỏ ở nhiều mức độ, chảy máu cam, xuất huyết dưới da, chảy máu lợi, bất thường về kinh nguyệt, đi ngoài phân đen, nôn ra máu,…

+ Ngày thứ 7 trở đi: hồi phục, có ban ngứa trên da.

+ Khi lui sốt là tức là bắt đầu bước vào giai đoạn biến chứng nguy hiểm, cần được khám, theo dõi để kịp thời xử trí.

– Sốt thông thường:

+ Sốt cao nhưng là sốt từng cơn.

+ Có triệu chứng viêm đường hô hấp trên: đau họng, sổ mũi, ho, có hoặc không có phát ban nhưng nốt phát ban sẽ biến mất khi da được kéo căng, đau nhức toàn thân,…

+ Khi bệnh lui tức là bệnh đang khỏi dần dần.

4. Chẩn đoán Sốt xuất huyết bằng cách nào?

Hiện nay có 3 xét nghiệm phổ biến được dùng để chẩn đoán bệnh lý này gồm:

– Xét nghiệm NS1: thực hiện từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 3 của bệnh nhằm tìm kháng nguyên của virus.

– Xét nghiệm kháng thể IgM: thực hiện từ ngày thứ 6 trở đi nhằm xác định kháng thể chống lại virus trong giai đoạn cấp tính.

– Xét nghiệm kháng thể IgG: mục đích nhằm xác định kháng thể bảo vệ lâu dài của cơ thể.

Về cơ bản, chỉ thông qua các triệu chứng bên ngoài thì hầu hết mọi người khó nhận diện chính xác Sốt xuất huyết. Vì thế, cách tốt nhất để chẩn đoán chính xác bệnh là thực hiện xét nghiệm máu.

Nếu cần thêm bất kỳ thông tin hoặc tư vấn về bệnh Sốt xuất huyết, các bạn có thể liên hệ Hotline: 0896 683 983

Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Thăng Long

Trên 15 năm thành lập
Chuyên môn cao

Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám

Cơ sở vật chất tiện nghi,
thiết bị hiện đại

Chi phí khám hợp lý,
chỉ từ 100.000 đồng

Áp dụng bảo hiểm y tế,
và các bảo hiểm khác

Chăm sóc khách hàng
chu đáo

Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa LH: 0896 683 983