Cao huyết áp là bệnh lý tim mạch nguy hiểm được xem như “kẻ giết người thầm lặng” vì toàn bộ sự tiến triển của bệnh thường diễn ra trong âm thầm không có triệu chứng. Hiện nay Việt Nam có khoảng 12 triệu người mắc phải, nghĩa là trung bình cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh. Năm 2016, tỷ lệ này ở mức báo động đỏ với hơn 40% người lớn bị tăng huyết áp.

1. Cao huyết áp là bệnh gì?

Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,…

Một số loại cao huyết áp chủ yếu, bao gồm:

  • Cao huyết áp vô căn (hay nguyên phát, bệnh tăng huyết áp): không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp;
  • Tăng huyết áp thứ phát(Tăng huyết áp là triệu chứng của một số bệnh khác): Liên quan đến một số bệnh trên thận, động mạch, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết;
  • Cao tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi chỉ có huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương bình thường;
  • Tăng huyết áp khi mang thai, bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật: Cảnh báo một số nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai.

Cao huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm.

Khi mắc bệnh cao huyết áp, áp suất máu lưu thông trong các động mạch tăng cao, gây nhiều sức ép hơn đến các mô và khiến các mạch máu bị tổn hại dần theo thời gian.

2. Huyết áp cao là bao nhiêu?

Như đề cập ở trên, huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch. Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số (Huyết áp tâm thu/Huyết áp tâm trương):

  • Huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi): Có giá trị cao hơn do dòng máu trong động mạch lúc này đang được tim đẩy đi.
  • Huyết áp tâm trương (ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim): Có giá trị thấp hơn do mạch máu lúc này không phải chịu áp lực tống máu từ tim.

Để trả lời cho vấn đề “Huyết áp cao là bao nhiêu”, hàng loạt các hướng dẫn điều trị của những quốc gia, hiệp hội và nhiều nhà khoa học hàng đầu về tim mạch trên thế giới đã được đưa ra. Việc chẩn đoán và chiến lược điều trị của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại nước ta hiện nay thường tuân theo hướng dẫn điều trị cập nhật của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC). Theo hướng dẫn mới cập nhật của ESC năm 2018, tùy vào mức độ nghiêm trọng, cao huyết áp được phân loại như sau:

  • Huyết áp tối ưu: Dưới 120/80 mmHg;
  • Huyết áp bình thường: Từ 120/80 mmHg trở lên;
  • Huyết áp bình thường cao: Từ 130/85 mmHg trở lên;
  • Tăng huyết áp độ 1: Từ 140/90 mmHg trở lên;
  • Tăng huyết áp độ 2: Từ 160/100 mmHg trở lên;
  • Tăng huyết áp độ 3: Từ 180/110 mmHg trở lên;
  • Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, trong khi huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg
  • Tiền tăng huyết áp khi:

Huyết áp tâm thu > 120 – 139mmHg và huyết áp tâm trương > 80-89mmHg.

Ngoài ra, theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp đạt dưới 120/80 mmHg được coi là mức bình thường. Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp.

2. Nguyên nhân tăng huyết áp

Bệnh có nhiều nguyên nhân gây nên. Tuy nhiên ở không ít người, cao huyết áp không tìm thấy nguyên nhân, vì thế việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh cũng gặp nhiều khó khăn.

* Dựa theo nguyên nhân, cao huyết áp cũng được chia thành các thể bệnh sau:

2.1. Tăng huyết áp vô căn

Tăng huyết áp vô căn chiếm đến 90 – 95% trường hợp mắc bệnh, do không xác định được chính xác nguyên nhân nên điều trị và kiểm soát huyết áp khó khăn hơn. Đặc điểm của bệnh là tiến triển thầm lặng, biến chứng từ từ. Nếu không được điều trị đúng, đầy đủ, bệnh có thể tiến triển đến nhiều biến chứng nặng nề, đe dọa sức khỏe và tính mạng cho bệnh nhân.

 

 

Tăng huyết áp vô căn chiếm đến 90 – 95% trường hợp mắc bệnh

Tuy không xác định được nguyên nhân nhưng một số yếu tố sau có thể dẫn đến tăng huyết áp

Sử dụng nhiều đồ uống có cồn và Cafein

Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người chỉ nên uống đủ lượng các thức uống này mỗi ngày. Với Cafein, lượng tiêu thụ khuyến cáo mỗi ngày là dưới 30 mg, tương đương với 2 – 3 ly cà phê. Với rượu, phụ nữ cần giới hạn 1 ly/ngày và nam giới là dưới 2 ly mỗi ngày.

Thói quen ăn uống không hợp lý

Những thực phẩm sau chứa hàm lượng Tyramine cao cũng góp phần làm tăng huyết áp, nhất là khi tương tác với 1 số thuốc điều trị: chế phẩm từ đậu nành, thịt ướp muối, phô mai,… Ngoài ra cũng cần cẩn trọng khi sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng, nên ưu tiên thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên hơn.

Yếu tố di truyền

Thực tế tăng huyết áp có tính chất di truyền, nghĩa là người có tiền sử gia đình mắc bệnh, có thể là bố, mẹ hoặc anh chị em thì nguy cơ tăng huyết áp cũng cao hơn bình thường.

Giới tính

Nam giới được cho là có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn phụ nữ, song còn phụ thuộc vào độ tuổi và thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng,…

Tăng huyết áp thứ phát là hậu quả của một bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe nào đó

2.2. Tăng huyết áp thứ phát

Đây là tình trạng tăng huyết áp do ảnh hưởng của các bệnh lý khác. Tỉ lệ này khá thấp, chỉ khoảng 10% bệnh nhân cao huyết áp nằm trong nhóm nguyên nhân này.

So với tăng huyết áp vô căn,tuy biết rõ nguyên nhân nhưng tăng huyết áp thứ phát thường do các bệnh có tổn thương khó điều trị hoàn toàn. Liệu trình điều trị thường kết hợp điều trị tận gốc nguyên căn và kiểm soát huyết áp, giúp phòng ngừa tốt các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như: suy thận, đột quỵ, bệnh tim mạch,…

Cụ thể, tăng huyết áp thứ phát thường tiến triển từ các nguyên nhân sau:

Bệnh lý ở thận

Các bệnh lý ở thận, nhất là bệnh thận mãn tính làm tổn thương mô thận thường khiến áp lực máu tăng lên. Hơn nữa, thận cũng là cơ quan đặc biệt có chức năng kiểm soát huyết áp với cơ chế như sau:

  • Khi máu được truyền qua thận, tế bào đảm nhiệm thực hiện kiểm tra huyết áp cơ bản.
  • Thông tin chỉ số huyết áp được thận tiếp nhận để điều chỉnh lượng hormone renin tiết ra phù hợp.
  • Đây là loại hormone có vai trò kiểm soát sản sinh 2 nội tiết tố aldosterone và angiotensin ảnh hưởng đến điều chỉnh huyết áp.
  • Bệnh lý ở thận, nhất là bệnh thận mãn tính thường ảnh hưởng đến chức năng này, khiến tình trạng tăng huyết áp thường không được kiểm soát.

Rối loạn một số hormone có thể gây tăng huyết áp

Bệnh lý tuyến giáp

Tuyến giáp là nơi sản sinh ra nhiều loại hormone cần thiết với cơ thể, trong đó có những hormone có vai trò kiểm soát huyết áp. Vì thế, bệnh lý tuyến giáp như: cường giáp, suy giáp,… gây giảm hoặc tăng quá mức một số loại hormone liên quan sẽ khiến áp lực máu thay đổi.

Đây cũng là cơ chế được giải thích cho tình trạng tăng huyết áp do tinh thần căng thẳng kéo dài. Lúc này cơ thể giải phóng hormone adrenaline nhiều hơn, tăng nhu cầu oxy và dinh dưỡng tạm thời, tim phải bơm nhiều máu đến cơ quan này hơn và kết quả là tình trạng tăng huyết áp đột ngột.

Xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra nhiều biến chứng sức khỏe, trong đó có chứng tăng huyết áp.

2.3. Tăng huyết áp thai kỳ

Khoảng 5 – 10% phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp thai kỳ, nguyên nhân do sự thay đổi hormone và nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ. Tăng huyết áp thai kỳ nếu trong mức kiểm soát không gây nguy hiểm, tuy nhiên cần theo dõi phòng ngừa biến chứng như: tiền sản giật, sinh non, sinh con thiếu cân,…

2.4. Tăng huyết áp do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể là nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột như:

  • Thuốc chống viêm không kê toa Aleve, Advil,…
  • Thuốc chữa bệnh về mũi.
  • Thuốc tránh thai đường uống.
  • Thuốc điều trị tâm thần.
  • Thuốc ức chế miễn dịch.
  • Thuốc điều trị ung thư,…

Lạm dụng thuốc và thực phẩm chức năng có thể gây tăng huyết áp

  • Việc sử dụng thuốc theo đúng khuyến cáo của bác sĩ sẽ giúp kiểm soát tình trạng tăng huyết áp đột ngột này. Nếu bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp hoặc nguy cơ biến chứng, bác sĩ sẽ xem xét sử dụng loại thuốc thay thế phù hợp.
  • Với những nguyên nhân tăng huyết áp có thể phòng ngừa được, các chuyên gia khuyên mỗi chúng ta nên chủ động thực hiện các biện pháp tại nhà như: Duy trì trọng lượng khỏe mạnh, tránh thức uống chứa cồn, tiêu thụ vừa đủ muối, thường xuyên rèn luyện thể chất và thận trọng khi sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng,

Cùng BVĐK THĂNG LONG bảo vệ bạn và gia đình trước những nguy cơ biến chứng từ bệnh cao huyết áp.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE 0896 683 983.

 

Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Thăng Long

Trên 15 năm thành lập
Chuyên môn cao

Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám

Cơ sở vật chất tiện nghi,
thiết bị hiện đại

Chi phí khám hợp lý,
chỉ từ 100.000 đồng

Áp dụng bảo hiểm y tế,
và các bảo hiểm khác

Chăm sóc khách hàng
chu đáo

Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa LH: 0896 683 983