Sốt xuất huyết dễ bùng phát vào mùa mưa, do vật chủ trung gian là muỗi vằn chích vào người rồi lây lan bệnh. Ở nước ta, tỷ lệ người bị bệnh lý này đang có chiều hướng gia tăng, dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm khi không được chăm sóc và điều trị đúng. Vậy triệu chứng sốt xuất huyết là gì, vì sao bệnh dễ trở nên nghiêm trọng?

  1. Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết do virus Dengue gây nên. Khi muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus này sau đó đốt người lành sẽ lây truyền bệnh qua vết đốt. Tùy vào mức độ và giai đoạn bệnh mà triệu chứng sốt xuất huyết ở mỗi người sẽ có sự khác nhau.

Triệu chứng thường gặp ở người sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết chia theo giai đoạn:

– Giai đoạn ủ bệnh:

+ Kéo dài 4 – 7 ngày, cũng có trường hợp lên tới 14 ngày.

+ Thời gian ủ bệnh ở mỗi người khác nhau tùy theo tuổi tác, khả năng miễn dịch, cơ địa.

+ Khi virus gây bệnh được nhân lên đến ngưỡng đủ lớn sẽ gây ra các triệu chứng trên cơ thể.

– Giai đoạn sốt Dengue

Xuất hiện các triệu chứng không đặc hiệu tức là biểu hiện khá giống với sốt virus hay cảm cúm thông thường:

+ Liên tục sốt cao trên 39 độ C trong khoảng 2 – 7 ngày mà không có dấu hiệu hạ sốt dù đã dùng thuốc hạ sốt.

+ Mệt mỏi, lừ đừ, nhức đầu.

+ Đau cơ, đau họng, đau hốc mắt.

+ Buồn nôn, nôn.

+ Viêm hô hấp trên, viêm họng, sổ mũi.

+ Tiêu chảy.

+ Phát ban hoặc xung huyết da.

– Giai đoạn sốt xuất huyết Dengue (giai đoạn nguy hiểm)

+ Có thể còn hoặc giảm sốt nhưng không có nghĩa là bệnh đã khỏi và đang bước vào thời kỳ hồi phục.

+ Chảy máu cam, xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng. Vết xuất huyết dưới da có thể là mảng bầm tím hoặc các đốm nhỏ ở mặt trong cánh tay, mặt trước cẳng chân, đùi, bụng,…

+ Chảy máu nội tạng, xuất huyết tiêu hóa, tràn dịch màng bụng hoặc màng phổi, xuất huyết não.

Đây là giai đoạn cần được theo dõi cẩn thận để phát hiện dấu hiệu xuất huyết, có phương án xử trí kịp thời.

– Giai đoạn hồi phục

+ Thường xuất hiện sau giai đoạn nguy hiểm 24 – 48 giờ.

+ Cơ thể người bệnh có dấu hiệu tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ vào lòng mạch.

2. Cách thức lây truyền sốt xuất huyết như thế nào?

Bên cạnh việc không nắm rõ triệu chứng sốt xuất huyết là gì, hầu hết mọi người còn không biết con đường lây lan bệnh. Vì thế, sốt xuất huyết ở nước ta rất dễ bùng phát thành dịch. Bệnh lý này có thể lây lan qua những con đường sau:

2.1. Muỗi vằn Aedes

Khi muỗi vằn Aedes đốt người lành nó sẽ lây truyền virus sốt xuất huyết qua vết đốt. Chỉ muỗi cái mới có khả năng lây truyền bệnh. Bắt đầu từ thời điểm muỗi vằn đốt, virus ủ bệnh trong cơ thể khoảng 8 – 12 ngày, tuần hoàn trong máu 2 – 7 ngày. Đây cũng là khoảng thời gian nếu bị muỗi Aedes cái đốt, virus máu trong người bệnh sẽ được truyền sang cho muỗi.

Muỗi vằn Aedes đốt và lây truyền sốt xuất huyết

2.2. Mẹ lây truyền cho con

Người mẹ nhiễm sốt xuất huyết có thể lây truyền cho thai nhi trong khi mang thai hoặc khi sinh. Cũng đã có trường hợp ghi nhận bệnh có khả năng lây qua sữa mẹ.

2.3. Phơi nhiễm với máu

Mặc dù đây là trường hợp hiếm nhưng vẫn ghi nhận sốt xuất huyết có thể lây qua phơi nhiễm với máu hoặc tiếp xúc với máu trong phòng xét nghiệm. Ít khi thấy sốt xuất huyết lây truyền qua kim tiêm, ghép tạng.

3. Vì sao sốt xuất huyết trở nên nghiêm trọng?

Bản thân sốt xuất huyết không nguy hiểm khi được xử trí đúng cách nhưng thực tế cho thấy rất nhiều trường hợp bệnh trở nên nghiêm trọng, thậm chí đánh mất sự sống. Điều này xuất phát từ những sai lầm trong việc chăm sóc, điều trị cũng như không biết dấu hiệu của sốt xuất huyết là gì:

– Chủ quan trong việc khám chữa

Bệnh sốt xuất huyết Dengue được chia thành 3 mức độ (Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 2009): sốt xuất huyết Dengue, sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo và sốt xuất huyết Dengue nặng. Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể tự chăm sóc, theo dõi tại nhà nhưng điều quan trọng nhất là cần phải chẩn đoán đúng bệnh để biết cách theo dõi diễn tiến của bệnh để có phương án xử trí kịp thời đề phòng biến chứng tổn thương não, xuất huyết nội tạng, tổn thương gan thận,… Vì thế, khi phát hiện các dấu hiệu sau, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế: giảm sốt nhưng cơ thể khó chịu hơn, đau bụng nhiều, nôn nhiều, mệt lả người, tay chân ẩm và lạnh, xuất huyết ở bất kì vị trí nào trên cơ thể.

– Cho rằng khi hết sốt tức là bệnh đã khỏi

Đây là sai lầm thường gặp nhất vì hầu hết mọi người đều cho rằng khi cắt sốt tức là bệnh đã sắp khỏi. Thực ra sau khi cơn sốt cắt mới là lúc bệnh chuyển sang giai đoạn nguy hiểm nhất. Thời điểm 2 – 7 ngày sau khi cắt sốt mới là lúc đánh giá được tính chất nghiêm trọng của bệnh. Lúc này hệ miễn dịch đã bị virus Dengue làm cho yếu đi rất nhiều nên người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng: chảy máu cam, xuất huyết dưới da, xuất huyết nội tạng, xuất huyết tiêu hóa, tràn dịch màng phổi,… có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng. Vì thế người bệnh càng cần được theo dõi sát sao.

Vì không biết giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết là gì nên nhiều người nghĩ hết sốt tức là khỏi bệnh

– Đã từng bị sốt xuất huyết tức là sau này sẽ không bị tái phát nữa

Có tới 4 chủng virus có khả năng gây sốt xuất huyết bao gồm: D1, D2, D3, D4. Mỗi lần bị sốt xuất huyết tức là chỉ nhiễm 1 chủng trong số này và cơ thể sẽ chỉ miễn dịch với chủng ấy sau khi khỏi thôi chứ không bao gồm các chủng còn lại. Như vậy có nghĩa là mỗi người đều có khả năng bị sốt xuất huyết tới 4 lần với 4 chủng virus gây bệnh.

4. Biện pháp đối phó với sốt xuất huyết là gì?

4.1. Khi nghi ngờ mắc bệnh

Các dấu hiệu và triệu chứng của sốt xuất huyết có thể bị nhầm lẫn với sốt rét, thương hàn, sốt phát ban,… Vì thế, nếu nghi ngờ bị bệnh nhưng do không biết sốt xuất huyết là gì, dấu hiệu ra sao nên chưa chắc chắn thì tốt nhất người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín thăm khám, làm xét nghiệm để được chẩn đoán đúng bệnh và có hướng điều trị tại nhà hoặc tại viện (nếu cần thiết).

4.2. Chăm sóc tại nhà

Nếu được chỉ định chăm sóc, theo dõi bệnh tại nhà, người bệnh cần:

– Nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ.

– Ăn đồ ăn dễ tiêu.

– Uống nhiều nước: nước trái cây, dung dịch điện giải Oresol.

– Chỉ dùng thuốc hạ sốt paracetamol, tuyệt đối không dùng Aspirin hay Ibuprofen vì chúng có nguy cơ gây xuất huyết rất cao.

– Nếu có các triệu chứng: chân tay lạnh, vật vã, mệt mỏi li bì, đau bụng, nôn nhiều hơn,… thì cần lập tức đến cơ sở y tế.

Mong rằng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn đọc nhận biết được bệnh sốt xuất huyết và giải đáp được lý do sốt xuất huyết trở nên nghiêm trọng là gì, biết cách xử trí đúng đắn để ngăn chặn biến chứng không đáng có. Trong trường hợp cần trợ giúp y tế chẩn đoán chính xác bệnh lý này, hãy nhấc máy gọi ngay Hotline: 0896 683 983 để được chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa THĂNG LONG hướng dẫn chính xác, kịp thời.

 

Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Thăng Long

Trên 15 năm thành lập
Chuyên môn cao

Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám

Cơ sở vật chất tiện nghi,
thiết bị hiện đại

Chi phí khám hợp lý,
chỉ từ 100.000 đồng

Áp dụng bảo hiểm y tế,
và các bảo hiểm khác

Chăm sóc khách hàng
chu đáo

Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa LH: 0896 683 983