Mỗi trẻ bại não có những vấn đề riêng, không trẻ nào giống trẻ nào do những sự phát triển của trẻ và mức độ tổn thương của trẻ khác nhau. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc trẻ tại gia đình, các bậc phụ huynh cần lưu ý đến tình trạng của trẻ để chăm sóc trẻ một cách hiệu quả nhất, góp phần giúp cho quá trình phục hồi chức năng của trẻ được nhanh chóng, giúp tăng khả năng hòa nhập của trẻ.

Các vấn đề trẻ bại não hay gặp phải?

Trẻ bại não thường gặp phải trong quá trình sinh hoạt và phát triển:

  1. Vấn đề ăn uống:
  • Khó khăn khi mút bú, nhai, nuốt do kiểm soát đầu cổ, vận động của miệng – lưỡi và cơ nhai kém. Vì vậy trẻ bại não hay bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng giảm nên dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng.
  • Khả năng tự ăn uống khó khăn do vận động cầm nắm của hai tay kém.
  1. Vấn đề nghe, nói, nhìn:
  • Khả năng nghe và nhìn của trẻ bị bại não đôi khi cũng bị ảnh hưởng. Trẻ có thể bị điếc hoặc mù. Nhiều khi gia đình không phát hiện được điều này và ngỡ rằng trẻ bị chậm phát triển tâm thần. Nên cố gắng quan sát trẻ thật kỹ và tìm cách thử xem trẻ chức năng nghe và nhìn của trẻ có bị ảnh hưởng hay không.
  • Trẻ có thể biết nói chậm. Một số trẻ nói được nhưng không rõ hoặc nói một cách khó khăn.
  1. Vấn đề về tâm, thần kinh:

Trẻ bại não có thể có một hoặc một số vấn đề sau:

  • Động kinh
  • Khó khăn trong giao tiếp: trẻ bị bại não có thể sẽ không có những phản ứng như những trẻ khác, điều này xảy ra do tình trạng co cứng, mềm rũ, trẻ thiếu các điệu bộ cử chỉ của tay, hoạt động của cơ mặt.
  • Tính khí thất thường: Trẻ bại não có thể thay đổi tính tình một cách nhanh chóng từ cười qua khóc, sợ hãi, giận dữ và những trạng thái tinh thần bất ổn khác. Điều này một phần có thể do trẻ cảm thấy bất lực khi không thể làm cái mình muốn làm đối với cơ thể. Các tổn thương ở não cũng có thể ảnh hưởng đến tính tình của trẻ. Những trẻ này cần rất nhiều sự giúp đỡ và kiên nhẫn của gia đình để có thể giúp trẻ vượt qua được những khó khăn về mặt tinh thần nói trên.
  • Cảm giác đụng chạm, nóng, lạnh, đau và cảm giác về vị trí của cơ thể không mất. Tuy nhiên trẻ có thể gặp khó khăn trong việc điều khiển các hoạt động của cơ thể và giữ thăng bằng. Trẻ gặp khó khăn khi học điều này do các tổn thương ở não. Dạy trẻ một cách kiên nhẫn và lập đi lập lại nhiều lần có thể giúp trẻ cảm nhận những cảm giác này tốt hơn.
  • Các phản xạ bất thường: bình thường ở trẻ nhỏ tồn tại một số “phản xạ nguyên thủy” hay còn gọi là các vận động tự động của cơ thể, tình trạng này sẽ mất đi trong vài tuần đầu sau sinh. Ở trẻ bại não, những phản xạ này tồn tại lâu hơn.
  1. Vấn đề vận động thô
  • Thường chậm lẫy, chậm ngồi, chậm đứng, chậm đi.
  • Gặp khó khăn về kiểm soát đầu cổ (đầu gục về phía trước hoặc ưỡn ra phía sau). − Trẻ bại não thể nhẹ có thể sẽ biết ngồi, đứng, đi lại được nếu can thiệp phục hồi chức năng sớm và kiên trì. − Trẻ bại não thể nặng khó có khả năng ngồi, đứng, đi lại
  1. Vấn đề về vận động tinh

− Bàn tay hay nắm chặt, ngón cái khép chặt khiến trẻ khó khăn khi cầm nắm, thả đồ vật.

− Phối hợp hai tay, phối hợp tay-mắt khi cầm nắm kém.

  1. Vấn đề tự chăm sóc

− Hay gặp khó khăn trong việc tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như ăn-uống, cởi-mặc quần áo, đi vệ sinh, chải đầu, vệ sinh thân thể và di chuyển.

− Cần nhiều trợ giúp và tập luyện để có thể đạt được các kỹ năng sinh hoạt hàng ngày một cách độc lập.

− Trẻ bại não thể nặng thường bị phụ thuộc vào sự chăm sóc đặc biệt của gia đình/trung tâm.

  1. Vấn đề học hành

− Kỹ năng chơi của trẻ bại não thường chậm hoặc hạn chế do vận động tay chân hạn chế.

− Cần nhiều trợ giúp để thích nghi với môi trường, trường học. − Trẻ bại não thể nhẹ (tự đi lại, nói được) có thể đi học tại các trường bình thường. Có thể gặp khó khăn về học đọc, học viết.

− Trẻ bại não thể nặng (không biết ngồi-đứng-đi, không biết nói) ít có cơ hội đi học hoặc phải học tại các trung tâm/trường đặc biệt.

  1. Vấn đề việc làm

− Khó khăn khi học nghề do các khiếm khuyết về vận động, trí tuệ, giaotiếp bằng lời nói.

− Khó khăn khi tìm việc làm, ít có cơ hội được tuyển vào làm việc.

− Khó khăn trong việc thích nghi với môi trường làm việc trong gia đình và ngoài cộng đồng, cần nhiều sự giúp đỡ.

  1. Vấn đề tâm lý của trẻ và gia đình

− Tâm lý chán nản, buông xuôi, bất hoà trong gia đình hay xảy ra với các gia đình có con bị bại não do tiến triển điều trị – phục hồi chức năng bệnh chậm, kinh tế khó khăn.

− Một số trẻ bại não bị bỏ rơi, không được chăm sóc dẫn đến tâm lý chán nản, thờ ơ, hành vi bất thường.

 

Gia đình có thể giúp gì cho trẻ?

Ở trẻ bại não các phần não bị tổn thương sẽ không bao giờ hồi phục nhưng trẻ bại não có thể sử dụng các phần không bị tổn thương để làm những gì trẻ muốn làm. Bố mẹ của trẻ cần biết cái gì sẽ chờ đợi họ và trẻ trong tương lai.

Bố mẹ của trẻ nên cố gắng giúp trẻ trở thành một người có thể sống một cách độc lập trong khả năng cho phép.

“HÃY GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG HƠN , THAY VÌ ĐIỀU TRỊ BỆNH”.

Phương pháp can thiệp:

  • Ngay khi phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ có tổn thương não, gia đình cần cho trẻ đến khám chuyên khoa nhi, thần kinh, phục hồi chức năng
  • Cho trẻ can thiệp bằng các phương pháp phục hồi chức năng, châm cứu, bấm huyệt,… tùy vào tình trạng của trẻ ngay khi trẻ được chẩn đoán xác định CP.

Chăm sóc trẻ tại nhà:

  • Đảm bảo cách bế ẵm đúng cách đối với tùy tình trạng của trẻ, ngăn ngừa, ức chế các phản xạ bại não.
  • Chỉ trừ khi trẻ bị tổn thương thần kinh nặng đến nỗi trẻ không đáp ứng với mọi thứ xung quanh, còn lại các trẻ bại não đều có thể học các kỹ năng thiết yếu để thích nghi với tình trạng của mình. Tuy nhiên khi thấy trẻ không đáp ứng với mọi thứ cần kiểm tra xem trẻ có bị mù hoặc điếc không.
  • Thay vì luôn luôn đút cho trẻ ăn nên tìm cách giúp trẻ tự ăn, tư thế cho trẻ ăn cũng phải đúng theo mốc tuổi, hạn chế bế ngửa trẻ rồi cho ăn.
  • Bố mẹ và các thành viên trong gia đình của trẻ cần học cách để giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động, giao tiếp, tự chăm sóc, quan hệ với người khác. Thông qua việc giúp trẻ phát triển các kỹ năng này sẽ giúp cải thiện một phần tình trạng của bại não.
  • Bố mẹ và các người thân khác của trẻ cần phải biết là không nên làm thay cho trẻ mọi việc mà nên giúp trẻ vừa đủ và động viên trẻ để cho trẻ có thể học cách tự làm lấy dần mọi việc trong khả năng của mình. Đây là điều hết sức quan trọng.

Một số ví dụ:

Tư thế cho trẻ ăn uống − Mẹ ngồi trên ghế, đặt trẻ nằm ngửa trên đùi mẹ, đầu ở vị trí trung gian và hơi gập. Đưa bình sữa/ thìa thức ăn từ dưới lên vào miệng trẻ. − Nếu đưa bình sữa/ thìa từ trên xuống vào miệng trẻ sẽ làm cho trẻ ưỡn đầu ra sau, toàn thân trở nên co cứng rất khó mút, nhai, nuốt.

 

Cách thức bế (ẵm) trẻ

Nếu trẻ duỗi thẳng cứng người, tay co xếp lại trên ngực, ta không nên bế chúng ở tư thế đó. Hãy mở rộng tay và dạng gối trẻ ra và bế.

 

Nếu trẻ co cứng, lưng cong, hãy lấy tay đỡ trước háng, nâng đùi cho 2 chân dạng ra để vai và cánh tay ra phía trước.

Việc đánh giá  các vấn đề của trẻ hết sức quan trọng, liên quan đến giai đoạn vàng trong quá trình can thiệp và chăm sóc trẻ tại nhà. Gia đình nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để đưa ra lời khuyên tốt nhất cho con.

Khoa Y học cổ truyền và phục hồi chức năng 

Bệnh viện đa khoa Thăng Long

Địa chỉ: số 127 Tựu Liệt –Tam Hiệp –Thanh Trì –Hà Nội

Email: info@benhvienthanglong.vn

 

 

 

 

 

Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Thăng Long

Trên 15 năm thành lập
Chuyên môn cao

Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám

Cơ sở vật chất tiện nghi,
thiết bị hiện đại

Chi phí khám hợp lý,
chỉ từ 100.000 đồng

Áp dụng bảo hiểm y tế,
và các bảo hiểm khác

Chăm sóc khách hàng
chu đáo

Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa LH: 0896 683 983