Bệnh tiểu đường ( đái tháo đường) là nhóm bệnh lý nội khoa, do rối loạn chuyển hóa Insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu cao. Dự tính đến năm 2030, cả thể giới sẽ có hơn 500 triệu người mắc đái tháo đường và chiếm đến 80% gánh nặng y tế ở các nước thu nhập trung bình –thấp . Bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường tuýp 2, là nguyên nhân nhiều nhất gây mù lòa, chạy thận nhân tạo và đoạn chi ở bệnh nhân trên toàn thể giới. Song song đó, các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ do đái tháo đường cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

Bệnh tiểu đường ( đái tháo đường) là bệnh gì?

  • Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra Hormone insulin một cách thích hợp.
  • Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.

Phân loại

Bạn bị tiểu đường (đái tháo đường) loại nào?

Bệnh tiểu đường có 3 loại chính, đó là tiểu đường tuýp I, tiểu đường tuýp II và bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp I

   Bệnh tiểu đường tuýp I, là chứng rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tuyến tụy thay vì các yếu tố bên ngoài. Điều này sẽ gây ra sự thiếu hụt insulin và tăng lượng đường huyết.

Nếu bạn bị tiểu đường tuýp I, các triệu chứng sẽ xuất hiện rất sớm và ở độ tuổi khá trẻ, thường là ở trẻ nhỏ hay tuổi vị thành niên.

Chưa xác định được nguyên nhân chính xác bệnh tiểu đường tuýp I.  Các bác sỹ cho rằng bệnh tiểu đường tuýp I có thể là do nguyên nhân kết hợp của di truyền và các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, bạn có thể có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường tuýp I nếu :

  • Mẹ hoặc anh chị em bị bệnh tiểu đường tuýp I.
  • Tiếp xúc với một số virus gây bệnh.
  • Sự hiện diện của kháng thể bệnh tiểu đường.
  • Thiếu vitamin D, sớm sử dụng sữa bò hoặc sữa bột có nguồn gốc từ sữa bò, và ăn các loại ngũ cốc trước 4 tháng tuổi. Mặc dù chúng không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường tuýp I, nhưng cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp II

   Bệnh tiểu đường tuýp II, còn gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (NIDDM), là loại tiểu đường phổ biến nhất, chiếm 90% đến 95% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Bệnh thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành, nhưng do tỷ lệ béo phì ngày càng cao, hiện nay ngày càng nhiều trường hợp bệnh được phát hiện ở tuổi vị thành niên và người trẻ tuổi. Bạn có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp II mà bạn hoàn toàn không biết.

Khi mắc tiểu đường tuýp II, các tế bào của bạn trở nên kháng với insulin, và tuyến tụy không thể tạo ra đủ lượng insulin để vượt qua sự đề kháng này. Thay vì di chuyển vào các tế bào  để tạo ra năng lượng, đường sẽ tích tụ lại trong máu của bạn.

Không xác định được chính xác lý do tại sao, tuy nhiên các bác sỹ tin rằng yếu tố di truyền và môi trường có liên quan đến sự phát triển bệnh tiểu đường tuýp II, nhưng không phải tất cả những người bị tiểu đường tuýp II đều thừa cân.

Các loại khác

  • Bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Bệnh nay có thể gây ra các vấn đề cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh nếu không được điều trị. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi chuyển dạ.
  • Các loại tiểu đường khác thì ít gặp hơn, nguyên nhân có thể đến từ hội chứng di truyền, phẫu thuật, thuốc, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng hoặc khi mắc các bệnh khác.
  • Đái tháo nhạt, mặc dù có tên gần giống với các loại trên, đây lại là một trường hợp bệnh khác gây ra do thận mất khả năng trữ nước. Tình trạng này là rất hiếm và có thể điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

 Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp I, tuýp II và tiểu đường thai kỳ

  • Để biết được tại sao mình bị bệnh, đầu tiên bạn phải hiểu được quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể.

Quá trình chuyển hóa glucose

  • Glucose là chất cần thiết cho cơ thể của bạn, nó đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào của cơ bắp và các mô, đặc biệt là não bộ. Glucose có trong thực phẩm bạn ăn và được dự trữ trong gan (tạo thành glycogen).
  • Trong trường hợp bạn biếng ăn dẫn đến lượng glucose trong máu quá thấp, gan của bạn sẽ lý giải những phân tử glycogen thành glucose và cân bằng lại lượng đường trong máu. Máu hấp thụ glucose và cung cấp cho các tế bào trong cơ thể.
  • Tuy nhiên,các tế bào này không thể sử dụng nguồn nhiên liệu này một cách trược tiếp,mà phải có sự hỗ trợ trược tiếp của hormone insulin (được sản xuất bởi tuyến tụy). Sự có mặt của insulin cho phép glucose được hấp thụ vào các tế bào, làm giảm nồng độ glucose trong máu. Sau đó, khi đường huyết của bạn đã giảm, tuyến tụy cũng sẽ giảm sản xuất insulin.
  • Bất kỳ trường hợp nào xảy ra trong quá trình trao đổi chất này đều có thể làm cho glucose không thể đi vào các tế bào và cung cấp năng lượng. Kết quả là lượng đường vẫn còn trong máu. Sự mất cân bằng này được tích lũy qua thời gian và dẫn đến lượng đường trong máu cao đáng kể, được gọi là tăng đường huyết.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1

  • Nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường tuýp I không rõ. Theo các chuyên gia, nguyên nhân tiểu đường có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của bạn trong tuyến tụy. Điều này khiến bạn có ít hoặc không có insulin. Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh tiểu đường.
  • Bệnh tiểu đường tuýp I được cho là do tính nhạy cảm di truyền và các yếu tố môi trường gây ra, mặc dù các yếu tố chính xác gây bệnh vẫn chưa rõ.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp II và tiền tiểu đường

  • Ở những người bị tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp II, các tế bào trở nên đề kháng với hoạt động của insulin và tuyến tụy không thể tạo đủ insulin để vượt qua sự đề kháng này. Lúc này, đường sẽ không thể đến các tế bào trong cơ thể mà tích tụ trong máu.
  • Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ, mặc dù nhiều người tin rằng yếu tố di truyền và môi trường đóng một vai trò trong việc gây ra bệnh tiểu đường tuýp II. Thừa cân có liên quan chặt chẽ với sự xuất hiện của bệnh tiểu đường tuýp II, nhưng không phải ai mắc bệnh tiểu đường tuýp II đều thừa cân.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ

  • Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra kích thích tố để duy trì thai kỳ của bạn. Những kích thích tố này làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn.
  • Thông thường, tuyến tụy đáp ứng bằng cách sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này. Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin. Khi điều này xảy ra sẽ dẫn đến lượng đường vận chuyển vào các tế bào giảm và lượng tích tụ trong máu tăng, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Triệu chứng bệnh tiểu đường

Các triệu chứng bệnh tiểu đường bao gồm:

  • Có cảm giác cực kỳ khát, hay còn được gọi là chứng khát nhiều;
  • Đi tiểu nhiều, đôi khi đi thường xuyên mỗi giờ, còn gọi là chứng tiểu nhiều;
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân;
  • Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi.

Bạn có thể có hoặc không có các triệu chứng bệnh tiểu đường khác, như:

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa;
  • Mờ mắt;
  • Nhiễm trùng âm đạo thường xuyên ở phụ nữ;
  • Nhiễm nấm men hoặc nấm candida;
  • Khô miệng;
  • Chậm lành vết loét hoặc vết cắt;
  • Ngứa da, đặc biệt là ở bẹn hoặc khu vực âm đạo.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra hoặc gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh tiểu đường đã đề cập ở trên.

Ngoài ra, bạn cần phải gọi cấp cứu ngay nếu bạn:

  • Có cảm giác buồn nôn và yếu tay chân;
  • Cảm thấy khát nhiều hoặc đi tiểu thường xuyên kèm với đau vùng bụng;
  • Thở gấp hơn.

Biến chứng bệnh tiểu đường

Biến chứng bệnh tiểu đường thường phát triển dần dần. Bạn mắc bệnh tiểu đường càng lâu và lượng đường trong máu càng ít kiểm soát, bạn càng có nguy cơ mắc biến chứng cao. Cuối cùng, biến chứng tiểu đường có thể không điều trị được hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Biến chứng tiểu đường có thể xảy ra bao gồm:

  • Bệnh tim mạch:Bệnh tiểu đường làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch khác, bao gồm bệnh động mạch vành kèm đau ngực (đau thắt ngực), đau tim, đột quỵ và hẹp động mạch (xơ vữa động mạch). Nếu bị tiểu đường, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tim hoặc đột quỵ.
  • Tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh): Mức đường dư có thể làm tổn thương các thành mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi dưỡng dây thần kinh, đặc biệt là ở chân. Điều này có thể gây ngứa, tê, rát hoặc đau thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần dần lan rộng lên trên. Nếu không được điều trị, bạn có thể mất cảm giác hoàn toàn ở chân tay bị ảnh hưởng. Thiệt hại cho các dây thần kinh liên quan đến tiêu hóa có thể gây ra vấn đề với buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón. Đối với nam giới, bệnh có thể dẫn đến rối loạn cương dương.
  • Tổn thương thận (bệnh thận):Thận chứa hàng triệu cụm mạch máu nhỏ (tiểu cầu) để lọc chất thải ra khỏi máu của bạn. Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng hệ thống lọc tinh tế này. Tổn thương thận nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không hồi phục, cần phải chạy thận hoặc ghép thận.
  • Tổn thương mắt (bệnh võng mạc):Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương các mạch máu của võng mạc (bệnh võng mạc tiểu đường), có khả năng dẫn đến mù lòa. Bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng thị lực nghiêm trọng khác, chẳng hạn như đục thủy tinh thể và bệnh tăng nhãn áp.
  • Tổn thương chân: Tổn thương dây thần kinh ở bàn chân hoặc lưu thông máu kém đến chân làm tăng nguy cơ mắc  biến chứng chân khác nhau. Nếu không được điều trị, vết cắt và mụn nước có thể phát triển thành nhiễm trùng nghiêm trọng, thường rất khó lành và có thể phải đoạn chi.
  • Các tình trạng da:Bệnh tiểu đường có thể khiến bạn dễ bị các vấn đề về da hơn, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
  • Khiếm thính:Các vấn đề thính giác thường gặp hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường.
  • Bệnh Alzheimer:Bệnh tiểu đường tuýp II có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Việc kiểm soát lượng đường trong máu của bạn càng kém thì nguy cơ mắc biến chứng bệnh tiểu đường càng lớn.

Biến chứng tiểu đường thai kỳ

Hầu hết phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ đều sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên, lượng đường trong máu không được điều trị hoặc không kiểm soát được có thể gây ra vấn đề cho bạn và con.

Các biến chứng tiểu đường ở trẻ bao gồm:

  • Thai nhi phát triển hơn so với tuổi. Lượng đường dư trong cơ thể người mẹ có thể đi qua nhau thai, làm cho tuyến tụy của bé phát triển thêm insulin. Điều này có thể làm cho thai nhi phát triển lớn hơn so với tuổi và bạn phải sinh mổ.
  • Lượng đường trong máu thấp. Đôi khi, trẻ sẽ có lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) ngay sau khi sinh vì quá trình sản xuất insulin của trẻ cao. Tuy nhiên, chỉ cần cho trẻ bú và tiêm truyền glucose, mức đường huyết trong trẻ sẽ bình thường.
  • Bệnh tiểu đường tuýp II trong tương lai:Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì và tiểu đường tuýp II khi trẻ lớn lên.
  • Tử vong: Bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị có thể dẫn đến trẻ tử vong ngay trước hoặc sau khi sinh.

Các biến chứng bệnh tiểu đường ở người mẹ gồm:

  • Tiền sản giật: Tình trạng này đặc trưng bởi huyết áp cao, dư protein trong nước tiểu, sưng ở chân và bàn chân. Tiền sản giật có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọa tính mạng cho cả mẹ và con.
  • Tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai tiếp theo:Một khi đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong một lần mang thai, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn với lần mang thai tiếp theo. Bạn cũng có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường – điển hình là bệnh tiểu đường loại 2 – khi bạn già đi.

Tại sao người bệnh tín nhiệm phương pháp điều trị Đái Tháo Đường tại Bệnh Viện ĐK Thăng Long?

Hiện nay, tình trạng bệnh nhân bị đái tháo đường lựa chọn sai địa chỉ hỗ trợ điều trị đã trở nên phổ biến. Người bệnh không chỉ mất thời gian, tốn kém nhiều chi phí mà hiệu suất chữa khỏi bệnh lại không được cải thiện. Nhiều trường hợp bệnh nhân áp dụng sai phương pháp gây ra biến chứng nguy hiểm, kháng thuốc, khiến bệnh ngày càng trầm trọng. Vì thế khi biết mình mắc bệnh, trước tiên bạn nên lựa chọn cho mình một địa chỉ hỗ trợ khám bệnh uy tín để mang lại kết quả cao.

  •  Kể từ khi đi vào hoạt động cho đến nay,Khoa khám bệnh, Bệnh Viện ĐK Thăng Long đã hỗ trợ điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh Đái Tháo Đường, trong đó có bệnh về đái tháo đường tuýp I, đái táo đường tuýp II, đái tháo đường thai kỳ… đem lại sự hài lòng và tin tưởng cho các bệnh nhân từng đến đây.
  • Bệnh Viện ĐK Thăng Long đầu tư về cơ sở hạ tầng khang trang, đầy đủ tiện nghi cũng như trang thiết bị máy móc tiên tiến nhập khẩu nước ngoài, giúp bệnh nhân thoải mái và an tâm thăm khám.
  • Không những thế, bệnh nhân sẽ nhận được lời khuyên, tư vẫn của Bác Sỹ có hàng chục năm kinh nghiệm trong nghề, giúp bạn chọn đúng phương pháp để dạt được kết quả cao, tiết kiệm nhiều chi phí.

Tại sao bạn nên chọn Bệnh Viện Đa Khoa Thăng Long ???

Khoa khám bệnh của Bệnh Viện Đa Khoa Thăng Long có đầy đủ các yếu tố đảm bảo người bệnh được khám và điều trị trong điều kiện tốt:

Đội ngũ Y Bác sỹ giỏi, giàu kinh nghiệm, thao tác chuẩn xác và nhẹ nhàng, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái trong quá trình khám và điều trị.

Cơ sở vật chất hiện đại, có phòng thủ thuật với điều kiện vô khuẩn.

Trang thiết bị y tế hiện đại.

Đặt lịch hẹn nhanh chóng, không mất thời gian chờ đợi.

Chi phí hợp lý, áp dụng chính sách thanh toán thẻ bảo hiểm.

Thái độ phục vụ tận tình chu đáo, khiến người bệnh luôn cảm thấy dễ chịu và thoải mái.

Bệnh viện đa khoa Thăng Long

Địa chỉ: Số 127 Tựu Liệt -Tam Hiệp -Thanh Trì -Hà Nội

Email: info@benhvienthanglong.vn

Hotline: 0896 683 983

 

 

Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Thăng Long

Trên 15 năm thành lập
Chuyên môn cao

Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám

Cơ sở vật chất tiện nghi,
thiết bị hiện đại

Chi phí khám hợp lý,
chỉ từ 100.000 đồng

Áp dụng bảo hiểm y tế,
và các bảo hiểm khác

Chăm sóc khách hàng
chu đáo

Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa LH: 0896 683 983
Bài viết trước đó GOUT