Cúm mùa là một bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh chóng và gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Trong thời gian gần đây, số ca mắc cúm đang gia tăng mạnh mẽ đến khám và điều trị tại nhiều cơ sở y tế. Điều này cảnh báo về mức độ nghiêm trọng của bệnh, đặc biệt là khi nhiều trường hợp mắc cúm đã có biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp, mất chức năng phổi. Với sự gia tăng này, việc phòng ngừa và phát hiện bệnh kịp thời càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

1. Các thông tin cơ bản về bệnh cúm mùa

1.1 Bệnh cúm mùa hình thành thế nào?

Cúm mùa là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm lưu hành trên thế giới. Cúm có thể lây lan nhanh chóng giữa người với người khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi, làm phát tán các giọt vi rút vào không khí. Nó cũng có thể lây lan qua bàn tay bị nhiễm virus.

Có 4 loại virus cúm là virus cúm A, B, C và D. Trong đó virus cúm A và B lưu hành và gây dịch bệnh cúm theo mùa.

– Virus cúm A còn được phân thành các nhóm dựa trên sự kết hợp của các protein trên bề mặt của virus. Hiện chủng virus đang lưu hành ở người là virus cúm A/H1N1, A/H3N2. A/H1N1 còn được viết là A(H1N1)pdm09 vì chủng virus này đã gây ra đại dịch vào năm 2009 và thay thế virus A/H1N1 trước đó (đã lưu hành trước năm 2009).

– Virus cúm B được chia thành các dòng là virus cúm loại B thuộc dòng B/Yamagata hoặc B/Victoria.

– Virus cúm C được phát hiện ít thường xuyên hơn và thường gây nhiễm trùng nhẹ, không ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

– Virus cúm D chủ yếu ảnh hưởng đến gia súc, được biết đến là không có khả năng lây nhiễm hoặc gây bệnh ở người.

  1. Cúm mùa – Bệnh dễ lây lan, nguy cơ biến chứng cao

2.1 Bệnh cúm và cơ chế lây lan

Cúm mùa là một bệnh lý truyền nhiễm có khả năng lây lan qua đường hô hấp, khiến bệnh nhân dễ dàng bị nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh hoặc các dịch tiết trong không khí, hay tiếp xúc với các bề mặt nhiễm virus. Bệnh cúm nếu không được điều trị kịp thời, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có bệnh lý nền có thể nhanh chóng dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, suy hô hấp và thậm chí tử vong…

Bệnh cúm lây lan chủ yếu qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với các bề mặt nhiễm virus

2.2 Các triệu chứng phổ biến và các biến chứng của bệnh cúm mùa

– Sốt cao (trên 38°C).

– Ho khan, đau họng, sổ mũi.

– Mệt mỏi và đau nhức cơ thể.

– Đau đầu và đôi khi có triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy (đặc biệt ở trẻ em).

Khi nhận thấy các triệu chứng đáng chú ý như sốt cao, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi… nên theo dõi và thăm khám kiểm tra sớm

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

– Viêm phổi: Do virus tấn công trực tiếp vào phổi hoặc bội nhiễm vi khuẩn.

– Suy hô hấp: Ở các trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể phải thở máy.

– Viêm tai giữa: Thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể gây mất thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn.

– Biến chứng tim mạch: Như viêm cơ tim, suy tim ở những bệnh nhân có sẵn bệnh nền.

– Biến chứng thần kinh: Virus cúm có thể tấn công hệ thần kinh trung ương, gây viêm não, viêm màng não, rối loạn tâm thần và thậm chí để lại di chứng lâu dài.

2.3 Ai là người có nguy cơ cao mắc cúm mùa?

Những người có nguy cơ mắc bệnh cúm theo mùa nghiêm trọng nhất là:

– Bất kỳ giai đoạn nào của phụ nữ mang thai

– Trẻ em dưới 5 tuổi

– Những người trên 65 tuổi

– Người mắc các bệnh mạn tính như HIV/AIDS, hen suyễn, bệnh tim, phổi và đái tháo đường…

– Những người có nguy cơ cao tiếp xúc với bệnh cúm, bao gồm cả nhân viên y tế.

3. Các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Để hạn chế nguy cơ mắc cúm mùa đặc biệt đang diễn ra vào giai đoạn cao điểm, BVĐK Thăng Long khuyến cáo thực hiện ngay các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế:

– Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hoặc khi ra ngoài nơi đông người, các khu vực, phương tiện giao thông công cộng.

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhất là sau khi ho và hắt hơi.

– Che miệng khi ho, hắt hơi để hạn chế sự phát tán của virus.

– Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng, tránh phát tán làm tăng tiếp xúc với virus trên các bề mặt và không khí.

– Hạn chế tiếp xúc với người mắc cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để tránh lây nhiễm chéo.

– Ăn uống lành mạnh đầy đủ các nhóm chất, tập thể dục thể thao đều hàng ngày để nâng cao sức đề kháng, sức khỏe toàn diện.

– Tiêm vaccine cúm mùa để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là đối với người cao tuổi và trẻ nhỏ.

Lưu ý: các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Thăng Long

Trên 15 năm thành lập
Chuyên môn cao

Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám

Cơ sở vật chất tiện nghi,
thiết bị hiện đại

Chi phí khám hợp lý,
chỉ từ 100.000 đồng

Áp dụng bảo hiểm y tế,
và các bảo hiểm khác

Chăm sóc khách hàng
chu đáo

Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa LH: 0896 683 983
Bài viết trước đó CHÂM CỨU THOÁI HOÁ CỘT SỐNG CỔ
Bài viết sau đó Nội soi tiêu hóa không đau