1. Tìm hiểu về thoái hóa cột sống lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý về xương khớp mãn tính và tiến triển chậm. Nó sẽ tăng từ từ về cấp độ gây ra những cơn đau âm ỉ không ngừng. Khi tình trạng trở nặng sẽ làm cho các chi dần yếu đi và hạn chế khả năng vận động của người bệnh.
Các đốt sống lưng đảm nhiệm chức năng nâng đỡ toàn bộ sức nặng của cơ thể. Nó có dạng đường cong và được ví như tấm “áo giáp” bao bọc các cơ quan nội tạng. Đốt sống thắt lưng khác với cổ là không có các lỗ ngang và không có các hõm sườn trên mỏm ngang.
Tổn thương thường gặp ở cột sống lưng là tình trạng sụn khớp, đĩa đệm bị thoái hóa. Ngoài ra còn phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch bị mất nước và lão hóa. Tình trạng này đa phần gặp phải ở người cao tuổi từ ngoài 60 trở ra. Đặc biệt phần đốt sống có khả năng thoái hóa lớn nhất là L4-L5 và L5-S1. Vì đây là 2 vùng chịu trọng tải lớn nhất của cơ thể, và có chức năng vô cùng quan trọng trong vận động, di chuyển. Nên chúng rất dễ bị lão hóa.
2. Chữa thoái hóa cột sống lưng bằng các bài thuốc dân gian
Từ xưa thì các bài thuốc dân gian trong chữa xương khớp đã được nhiều người áp dụng tại nhà. Phương pháp này với ưu điểm đơn giản lành tính và tiết kiệm. Một số bài thuốc có thể kể tới như:
2.1. Cách điều trị thoái hóa cột sống lưng từ cây xương rồng
Xương rồng được đánh giá là vị thuốc dân gian có tác dụng hoạt huyết, thanh nhiệt và giảm đau. Loại được sử dụng trong điều trị là xương rồng ba chia và xương rồng bẹ. Bệnh nhân có thể thực hiện bài thuốc để giảm cơn đau bằng những cách như:
– Đắp phần xương rồng bẹ lên vùng cột sống bị đau nhức. Thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Bạn sẽ chuẩn bị từ 2-3 bẹ xương rồng.
Bước 2: Loại bỏ gai rồi ngâm rửa nhiều lần với nước muối để có thể loại bỏ hết mủ xương rồng.
Bước 3: Cho xương rồng ra rổ để ráo nước. Xương rồng khô thì cho lên nướng trên bếp than hồng đều hai mặt tới chín.
Bước 4: Cho phần bẹ xương rồng mới nướng vào khăn sạch mỏng và chườm lên vùng đau nhức.
Lưu ý: Đắp xương rồng từ 7-10 phút, khi xương rồng hết ấm thì thay bẹ khác. Để đạt được hiệu quả tốt thì bạn nên áp dụng phương pháp này đều đặn hàng ngày.
– Kết hợp xương rồng với muối hạt.
Bước 1: chuẩn bị 2-3 nhánh xương rồng chia 3 cạnh và muối hạt.
Bước 2: Loại bỏ gai và chất bẩn, mủ có trên xương rồng.
Bước 3: Cho xương rồng đập dập cùng muối to.
Bước 4: Bỏ hỗn hợp xương rồng và muối vào khăn mỏng sạch và đắp lên vùng đau.
2.2. Cách điều trị thoái hóa cột sống lưng bằng ngải cứu
Tương tự xương rồng thì ngải cứu cũng được xem là một vị thuốc quen thuộc trong chữa đau nhức xương khớp. Bài thuốc để chữa thoái hóa cột sống từ cây ngải cứu được thực hiện như sau:
– Chườm trực tiếp vào vùng đau nhức: cách này giúp người bệnh giảm bớt cơn đau và dễ chịu hơn.
Bước 1: Lấy một nắm lá ngải cứu rửa sạch rồi để ráo nước.
Bước 2: Cho chảo lên bếp cho nóng trong 10-15 phút sau đó thêm 1 chút muối hạt vào đảo cùng ngải cứu.
Bước 3: Bọc hỗn hợp trên vào khăn mọc sạch rồi chườm trực tiếp lên vị trí thắt lưng.
– Uống nước lá ngải cứu hàng ngày.
Bước 1: Ngải cứu cũng rửa sạch và để ráo
Bước 2: Xay hoặc giã nát rồi lọc lấy phần nước cốt.
Bước 3: Thêm vào 1-2 thìa mật ong để uống cùng giúp tăng hiệu quả.
Nên sử dụng vào buổi sáng và tối trước khi ăn để có hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý khi áp dụng các bài thuốc dân gian: các bài thuốc này khá đơn giản và dễ thực hiện, tuy nhiên nó chủ yếu có tác dụng với trường hợp bệnh nhẹ. Ngoài ra nếu bệnh nhân quá chủ quan và chỉ áp dụng các phương pháp này có thể sẽ bị bỏ lỡ giai đoạn tốt nhất trong điều trị bệnh. Từ đó khiến bệnh tình có thể diễn biến nặng hơn.
3. Điều trị thoái hóa cột sống lưng bằng thuốc Tây y
Bên cạnh các bài thuốc dân gian, áp dụng Tây y trong điều trị bệnh cũng được chú ý. Vì việc sử dụng Tây y giúp người bệnh thấy được hiệu quả nhanh và rõ rệt. Các loại thuốc thường được hướng dẫn và kê đơn gồm:
– Nhóm thuốc giảm đau: giúp giảm các cơn đau nhức, co cứng thắt lưng, cột sống. Những loại thuốc có thể kể tới như: Acetaminophen làm giảm đau cột sống cấp tính; Nhóm NSAID giảm đau, nhức, viêm tạm thời; Thuốc Opioid – đây là loại giảm đau mạnh được chỉ định khi người bệnh gặp phải những cơn đau dữ dội liên tục.
– Nhóm thuốc gây ức chế thần kinh. Trong một vài trường hợp bác sĩ có thể kết hợp giữa thuốc giảm đau với thuốc ức chế thần kinh nhằm đánh lừa cảm giác để các cơn đau được kiểm soát.
– Thuốc Steroid giúp giảm đau, hỗ trợ điều trị thoái hóa. Loại này được chỉ định trong trường hợp các thuốc trên không đem lại tác dụng cho bệnh nhân. Thuốc này có tác dụng khá mạnh. Đặc biệt sau khi dùng bệnh nhân có thể gặp phải một vài tác dụng phụ như: yếu cơ, huyết áp tăng, rối loạn về kinh nguyệt,…
– Thuốc giãn cơ: nó được sử dụng như thuốc an thần, nhằm hỗ trợ kiểm soát nhanh các cơn đau. Một số loại được chỉ định là: Baclofen, Carisoprodol, Cyclobenzaprine và Metropole.
Lưu ý: Dù thuốc Tây các tác dụng giảm đau nhanh và tiện lợi khi dùng nhưng nếu bị lạm dụng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra nó còn có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy bạn cần sử dụng theo đúng hướng dẫn và chỉ định liều lượng của bác sĩ.
4. Áp dụng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp không sử dụng thuốc được áp dụng để kiểm soát các cơn đau cấp tính. Hiện nay có khá nhiều biện pháp vật lý trị liệu nhưng phổ biến nhất có thể kể tới:
– Sóng ngắn: tạo kích thích để tăng tuần hoàn máu trong các mô, hỗ trợ nuôi dưỡng phục hồi các đốt sống bị thoái hóa.
– Kích thích điện: có tác dụng ức chế đường dẫn truyền thần kinh từ não để đánh lừa các cảm giác đau, nhức.
– Laser cường độ cao: giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo mô cơ, giảm đau nhức.
– Kéo dãn cột sống bằng máy: kéo giãn, mở rộng lỗ liên hợp giúp làm lành bao cơ, đưa đĩa đệm, cột sống về đúng vị trí và giải phóng dây thần kinh bị chèn ép.
Trên 15 năm thành lập
Chuyên môn cao
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi,
thiết bị hiện đại
Chi phí khám hợp lý,
chỉ từ 100.000 đồng
Áp dụng bảo hiểm y tế,
và các bảo hiểm khác
Chăm sóc khách hàng
chu đáo