Bệnh cơ xương khớp ở giai đoạn đầu nếu phát hiện sớm thì có thể đáp ứng điều trị tuyệt đối. Người bệnh đến khám muộn khiến việc tìm nguyên nhân gây đau chính gặp nhiều khó khăn, chính vì vậy để có thể đạt hiệu quả cao trong điều trị, người bệnh cần được chẩn đoán đúng, điều trị kịp thời, đủ liệu trình.
1. Nguyên tắc trong điều trị bệnh cơ xương khớp
Đủ lộ trình
Thông thường thì một lộ trình điều trị bệnh cơ xương khớp thường phải trải qua đủ 3 giai đoạn đó là tấn công, duy trì và phục hồi (củng cố). Cụ thể như sau:
– Giai đoạn điều trị tấn công
Đây là giai đoạn đầu của bệnh cơ xương khớp, mục đích của điều trị giai đoạn này là cắt giảm nhanh nhất những biểu hiện sưng đau khớp hay viêm khớp.
Trong giai đoạn này, bệnh nhân bị bệnh cơ xương khớp có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau chống viêm (corticoid, NSAIDs) hay thuốc giảm đau opioids hoặc cũng có thể là thuốc điều trị triệu chứng khác có liên quan. Ở những bệnh nhân đau phức tạp, bác sĩ thường sử dụng các phác đồ thuốc điều trị đau đa mô thức.
Tuy nhiên có một lưu ý đó là những loại thuốc điều trị trong giai đoạn này không được lạm dụng uống trong thời gian dài vì chúng có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bệnh nhân chẳng hạn như hiện tượng tích nước, phù nề hay suy giảm hệ miễn dịch, viêm loét dạ dày và có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tim mạch.
Giai đoạn điều trị duy trì và phục hồi củng cố
Mục đích của giai đoạn điều trị bệnh cơ xương khớp này là giúp tình trạng của bệnh nhân giảm xuống hoặc ít nhất là không tiến triển nặng hơn. Còn đối với điều trị phục hồi là điều trị bệnh cơ xương khớp bị tổn thương bằng cách phục hồi nó.
Bệnh cơ xương khớp là loại bệnh có khả năng tiến triển mãn tính cao và dễ tái phát. Vì vậy mà việc phòng và phục hồi cho những cơ quan xương khớp bị tổn thương là rất quan trọng. Lựa chọn phương pháp phục hồi gồm có vật lý trị liệu, bài tập phục hồi,..
Không tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ
Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó cần trao đổi với bác sĩ ngay khi các triệu chứng đa không có cải thiện để có thể điều chỉnh phác đồ hợp lý không được lạm dụng thuốc trong một thời gian dài vì có thể gây ra hiện tượng nhờn thuốc và tác dụng phụ không mong muốn.
Nhìn chung thì nguyên tắc điều trị bệnh cơ xương khớp chủ yếu là đúng và đủ lộ trình của bệnh để không gặp phải tái phát hay biến chứng nguy hiểm.
Có chế độ nghỉ ngơi và luyện tập hợp lý
Một nguyên tắc điều trị bệnh cơ xương khớp tiếp theo chính là có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, bệnh nhân cần phải vận động nhẹ nhàng và trở về cuộc sống sinh hoạt bình thường sau điều trị để tránh hiện tượng dính khớp hay teo cơ xảy ra.
Việc luyện tập vừa giúp điều trị bệnh cơ xương khớp lại vừa giúp phòng ngừa bệnh. Một vài lựa chọn luyện tập có thể tham khảo như bơi lội, đạp xe, đi bộ,.. để tăng sức bền và sự dẻo dai của vùng cơ khớp. Nhưng bệnh nhân nên chọn hình thức tập luyện phù hợp với sức khỏe và độ tuổi để có kết quả tốt nhất.
2. Các phương pháp điều trị bệnh cơ xương khớp phổ biến
Điều trị bệnh cơ xương khớp bao gồm các phương pháp là điều trị bảo tồn bao gồm điều trị thuốc, vật lý trị liệu, các can thiệp giảm đau (tiêm khớp, phong bế..) điều trị phẫu thuật tiến hành khi các phương pháp trên thất bại (sau 4-6 tuần). Cụ thể về các phương pháp điều trị bệnh cơ xương khớp như sau:
Điều trị giảm đau
Tùy theo tính chất của triệu chứng đau có thể phân ra các loại đau như:
– Đau cấp tính
– Đau mạn tính (đau kéo dài trên 6 tháng)
– Đau do nguyên nhân thần kinh
– Đau do tâm lý
Với mỗi triệu chứng đau lại có các phác đồ điều trị và phối hợp thuốc khác nhau, trong đó chủ yếu là các thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs), thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau thần kinh (hướng thần), thuốc thuộc nhóm opioids…
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, điều trị đau cần theo các bậc thang điều trị để có hiệu quả giảm đau tốt và kéo dài nhất, cũng như hạn chế các tác dụng không mong muốn của thuốc lên tim mạch, gan, dạ dày..
Nếu như mức độ kích thích dây thần kinh biên độ lớn và bệnh đang ở mức độ vừa, có nghĩa là ngày sau bệnh nhân vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần phải dùng một số loại thuốc bổ trợ khác.
Nhóm thuốc có thể được chỉ định bao gồm những loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không chứa steroid chẳng hạn như diclofenac, ibuprofen, paracetamol, aspirin.
Sau khi bệnh cơ xương khớp có diễn biến không tốt thì bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kê toa sẵn. Những loại thuốc này trước mắt sẽ giúp bệnh nhân giảm đau nhưng sẽ có tác dụng phụ về sau ví dụ như tổn thương gan, tủy xương, nhiễm trùng phổi.
Vật lý trị liệu (xoa bóp, chườm lạnh, bấm huyệt, châm cứu)
Đối với bệnh cơ xương khớp đang ở mức độ nặng thì bệnh nhân cần phối hợp thêm các phương pháp khác nhau đó là xoa bóp và châm cứu hay sử dụng thuốc có tác dụng ức chế dẫn truyền xung thần kinh.
Việc châm cứu bệnh cơ xương khớp cũng có tác dụng khác là điều hòa ổn định lại hoạt động của các dây thần kinh này. Còn thuốc có vai trò cắt giảm tạm thời những cơn kích thích thần kinh ở tần suất mạnh, từ đó làm mềm cơ và tạo ra được hiệu ứng lan tỏa, đồng thời giảm đi sự co thắt nên sẽ giảm được sự đau đớn.
Còn các thuốc này sẽ cắt tạm thời các cơn kích thích thần kinh mạnh, làm mềm cơ và do đó không gây đau dữ dội. Chúng cực kỳ hiệu nghiệm cho mọi trường hợp bệnh, nhất là bệnh nặng.
Châm cứu, xoa bóp và tập luyện là biện pháp ít tốn kém lại có hiệu quả lâu dài.
Trong những đợt cấp, bệnh nhân cũng cần được nằm nghỉ ngơi và kết hợp chườm đá (trong 48-72 tiếng) từ khi xuất hiện triệu chứng đau.
Các can thiệp giảm đau (tiêm khớp, phong bế dây thần kinh…)
Được chỉ định đối với các bệnh nhân điều trị thuốc không có hiệu quả hoặc đạt hiệu quả không cao. Các can thiệp này được thực hiện dưới sự dẫn đường của siêu âm hoặc máy chụp xquang để định vị vị trí chính xác của kim và đưa thuốc vào trực tiếp vị tri khớp hoạc dây thần kinh đang bị chèn ép.
Đây là một thủ thuật đơn giản, hiệu quả điều trị tốt, diễn ra trong thời gian ngắn (15-20 phút) và sau thủ thuật bệnh nhân có thể ra về được.
Hiện nay ngoài các chế phẩm thuốc tiêm khớp ra, phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu cũng được ứng dụng rộng rãi với nhiều ưu điểm trong kiểm soát đau khớp và tác dụng lâu dài. Tuy nhiên để thực hiện các kỹ thuật trên, cần có các chuyên gia để khám và định vị tổn thương cần tiêm thuốc cũng như có kinh nghiệm về kiểm soát đau.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương án cuối cùng sau khi đã tiến hành các biện pháp điều trị bảo tồn nêu trên. Với sự hỗ trợ của công nghệ, việc phẫu thuật có rất nhiều hỗ trợ đặc biệt như: nội soi khớp, nội soi cột sống, phẫu thuật có sử dụng định vị hoặc robot …nên gần như các phẫu thuật này có độ an toàn tuyệt đối, thời gian hồi phục ngắn, hiệu quả điều trị cao và lâu dài.
Các phẫu thuật chính như: nội soi, thay khớp, nội soi cột sống, phẫu thuật ít xâm lấn… đều cho hiệu quả tốt với sự hài lòng rất cao của người bệnh.
Tóm lại, việc đi khám sớm có thể giúp người bệnh có chế độ theo dõi và tập luyện hợp lý, tránh các nguy cơ gây tổn thương nặng hơn. Trong trường hợp phải điều trị, việc điều trị bảo tồn sớm có thể đạt hiệu quả triệt để đến 80% với các phác đồ giảm đau đa mô thức; phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng với sự ứng dụng của công nghệ cũng như các can thiệp tối thiểu có thể cho hiệu quả điều trị tuyệt đối, gần như không ghi nhận biến chứng và mức độ hài lòng của bệnh nhân rất cao.
Trên 15 năm thành lập
Chuyên môn cao
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi,
thiết bị hiện đại
Chi phí khám hợp lý,
chỉ từ 100.000 đồng
Áp dụng bảo hiểm y tế,
và các bảo hiểm khác
Chăm sóc khách hàng
chu đáo