Bại não diễn tả một nhóm phức tạp của các rối loạn vận động và tư thế không tiến triển có nguồn gốc từ đại não hay tiểu não, biểu lộ trong giai đoạn sớm của cuộc đời. Cùng tìm hiểu về phương pháp chẩn đoán bại não để nâng cao kiến thức nhé.
Bại não là gì?
Bại não (Celebral palsy- gọi tắt là CP) không phải một rối loạn cụ thể hoặc một hội chứng đơn, mà là nhóm các rối loạn vận động gây ra bởi tổn thương não không tiến triển , do các nguyên nhân trước sinh, trong sinh và sau sinh xảy ra trước 5 tuổi.
Biểu hiện bằng bất thường về vận động và tư thế thân mình.
Tỉ lệ xuất hiện bại não?
Bại não chiếm 0.1-0.2% trẻ em, ảnh hưởng đến 15% trẻ sơ sinh non tháng.
Bại não thường gặp ở bé trai hơn bé gái
Nguyên nhân gây ra bại não là gì?
Ở mỗi trẻ bị bại não, các phần não bị tổn thương cũng rất khác nhau và rất khó xác định được nguyên nhân gây ra các tổn thương này. Bại não có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:
Trước sinh
- Mẹ mang thai trong 3 tháng đầu bị nhiễm cúm nặng, các bệnh do virut.
- Sự không tương hợp yếu tố Rh giữa máu mẹ và máu thai.
- Mẹ bị tiểu đuờng hoặc nhiễm độc thai nghén.
- Di truyền.
- Các tình trạng của thai dẫn đến thiếu oxy não như dây rốn quấn cổ.
- Me mang thai bị chấn thương, động thai.
Trong khi sinh
- Trẻ bị ngạt trong và sau khi sinh.
- Sang chấn sản khoa như đẻ khó, can thiệp các thủ thuật: Forceps, giác hút.
- Sinh non: những đứa trẻ sinh trước 9 tháng đặc biệt dưới 28 tuần tuổi hoặc có cân nặng dưới 2 kg có nhiều nguy cơ bị bại não.
Sau sinh:
- Tổn thương não do viêm não, u não hoặc viêm màng não.
- Chấn thương sọ não.
- Thiếu oxy não như ngạt nước, ngộ độc thuốc, sốt cao gây co giật.
- Nhiễm độc chì hoặc các loại thuốc trừ sâu dùng trong nông nghiệp.
- Xuất huyết não.
- Vàng da bệnh lý hay vàng da nhân
Những dấu hiệu cần theo dõi để phát hiện sớm bại não trước 6 tháng?
- Trẻ sinh đã có các yếu tố nguy cơ trong các giai đoạn trước sinh, trong sinh, sau sinh đều cần phải theo dõi phát hiện sớm bại não.
- Lúc sinh trẻ thường có vẻ mềm rũ.
- Trẻ đẻ ra không khóc ngay hoặc khóc yếu, tím tái, da trẻ tím và người trẻ mềm rủ ra.
- Trẻ chậm phát triển hơn so với các trẻ cùng lứa. Trẻ chậm biết ngẩng đầu lên, chậm biết ngồi hoặc chậm biết đi (hình 3).
- Trẻ có thể không sử dụng hai bàn tay hoặc chỉ sử dụng được một bàn tay (hình 4).
- Trẻ gặp khó khăn khi bú, nuốt hoặc nhai (hình 5). Trẻ thường bị nghẹt thở, nghẹn khi ăn hoặc bú. Ngay cả khi trẻ đã lớn hơn tình trạng này cũng vẫn cứ tiếp diễn.
- Khó khăn khi săn sóc cho trẻ (hình 6). Thấy khó khi bế ẵm, tắm rửa hay thay quần áo vì trẻ cứng đờ hay ưỡn mạnh ra sau.
- Trẻ có thể mềm đến nổi đầu luôn rủ xuống hoặc đột nhiên trẻ trở nên cứng đờ hoặc như một tấm ván làm khó có thể ôm hoặc bồng được trẻ.
- Sau khi sinh trẻ thường khóc ngằn ngặt nhiều tháng, bị kích thích, khó chịu. Một số trẻ lại lờ đờ, ít đáp ứng.
- Thay đổi hành vi liên tục: đột nhiên khóc rồi lại cười, hay sợ hãi co giật, tức giận.
- Trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp:không đáp ứng hoặc hành động như trẻ bình thường
Những dấu hiệu phát hiện sau 6 tháng?
Bốn dấu hiệu chính
- Trẻ có cơn co cứng hoặc/và chân duỗi cứng khi đặt đứng;
- Trẻ không kiểm soát đầu cổ hoặc/và không biết lẫy hoặc/và nằm sấp không ngẩng đầu;
- Hai tay trẻ luôn nắm chặt;
- Hai tay trẻ không biết với cầm đồ vật.
Bốn dấu hiệu phụ
- Không nhận ra khuôn mặt mẹ.
- Ăn uống khó khăn.
- Không đáp ứng khi gọi hỏi.
- Khóc nhiều suốt ngày đêm sau sinh.
Một số dấu hiệu khác
- Mềm nhẽo sau sinh.
- Không nhìn theo đồ vật.
- Không quay đầu theo tiếng động.
- Co giật.
Cần làm gì khi trẻ có các dấu hiệu bất thường trên?
- Khi trẻ đã có các nguy cơ bại não trong giai đoạn trước sinh và trong sinh, cần cho trẻ đi khám chuyên khoa nhi, thần kinh, phục hồi chức năng sớm để theo dõi và kết luận tình trạng của trẻ.
- Với các trẻ dưới 6 tháng, các yếu tố nguy cơ chưa rõ ràng, ví dụ như trẻ sinh non thì nên thăm khám 2-4 tuần 1 lần trong những tháng đầu tiên để kiểm tra mắt, tai, và các chức năng vận động.
- Với các bé tổn thương não trước sinh (như giãn não thất, hội chứng Down,..) thì nên can thiệp phục hồi chức năng vận động sớm cho bé ngay từ những tháng đầu tiên để hạn chế một cách tối đa những tổn thương đến chức năng vận động, nhận thức sau này.
Khoa Y học cổ truyền và phục hồi chức năng
Bệnh viện đa khoa Thăng Long
Địa chỉ: số 127 Tựu Liệt –Tam Hiệp –Thanh Trì –Hà Nội
Email: info@benhvienthanglong.vn
Trên 15 năm thành lập
Chuyên môn cao
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi,
thiết bị hiện đại
Chi phí khám hợp lý,
chỉ từ 100.000 đồng
Áp dụng bảo hiểm y tế,
và các bảo hiểm khác
Chăm sóc khách hàng
chu đáo