Viêm loét dạ dày tá tràng là một căn bệnh không còn quá xa lạ với chúng ta. Nếu được phát hiện và chẩn đoán ở giai đoạn đầu thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên nếu để triệu chứng bệnh loét dạ dày kéo dài mà không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về sau. Cùng tìm hiểu về các triệu chứng cũng như nguyên nhân gây ra bệnh loét dạ dày để có thể sớm tìm ra giải pháp điều trị tốt nhất nhé.
1. Bệnh viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương và có dấu hiệu bị loét do axit được tiết ra từ dạ dày. Nếu như vết loét để lâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như gây ra hậu quả nghiêm trọng. Do vậy chúng ta không được chủ quan và phải sớm thăm khám để tìm ra phương pháp điều trị triệt để.
2. Các triệu chứng bệnh loét dạ dày – tá tràng phổ biến
Biểu hiện rõ nhất của triệu chứng bệnh loét dạ dày là cảm giác nóng rát và đau ở vùng bụng thượng vị (vùng giữa ngực và rốn). Thông thường, cơn đau sẽ dữ dội hơn khi đói và đặc biệt đau kéo dài vào ban đêm từ vài phút cho đến vài giờ. Bên cạnh đó còn kèm theo một số triệu chứng thường gặp khác như:
– Đau âm ỉ và thường kéo dài trong dạ dày;
– Giảm sút cân đột ngột mà không rõ lý do;
– Không có cảm giác thèm ăn;
– Buồn nôn;
– Đầy hơi, khó tiêu;
– Khó thở;
– Cảm thấy nhanh no dù ăn ít;
– Ợ hơi, ợ chua;
– Trào ngược axit kèm theo cảm giác nóng rát ở ngực;
– Cơn đau có thể giảm dần sau khi ăn, uống hoặc sử dụng thuốc kháng axit;
– Mệt mỏi, khó thở, chóng mặt hoặc màu da nhợt nhạt;
– Đi ngoài phân lẫn tia máu hoặc phân có màu đen;
– Nôn ra máu
3. Những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày
Ai cũng hiểu rõ được mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm loét dạ dày nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân chính hình thành bệnh là gì? Dưới đây là các nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày mà chúng ta cần nắm rõ để chủ động ngăn ngừa chúng:
3.1. Do vi khuẩn HP – tác nhân chính gây ra triệu chứng bệnh loét dạ dày
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) được đánh giá là một nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Vi khuẩn này sẽ tồn tại và sinh sôi mạnh mẽ trong niêm mạc dạ dày. Thông thường, vi khuẩn HP không gây ra vấn đề gì, nhưng khi hoạt động, hóa chất mà chúng tiết ra sẽ làm kích ứng, viêm lớp bên trong của dạ dày và gây ra loét.
3.2. Do căng thẳng, áp lực
Cuộc sống của chúng ta ngày càng bộn bề và nhiều áp lực. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến niêm mạc dạ dày bị ảnh hưởng trực tiếp và làm suy giảm chức năng. Nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng, stress kéo dài sẽ khiến bệnh dạ dày ngày càng nhanh chóng phát triển.
3.3. Do những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày
Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng, những thói quen xấu diễn ra thường xuyên trong sinh hoạt hằng ngày cũng sẽ khiến bệnh viêm loét dạ dày ngày càng nặng hơn. Rất nhiều người không có thói quen ăn đúng bữa, ăn quá no hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn. Như vậy khiến dạ dày phải hoạt động liên tục và dễ gây tổn thương.
3.4. Do hút thuốc lá và sử dụng đồ uống có cồn gây ra triệu chứng bệnh loét dạ dày
Chất nicotin có trong thuốc lá là loại chất kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều cortisol – đây là nguyên nhân làm tăng khả năng viêm loét dạ dày – tá tràng. Các loại đồ uống có cồn như rượu bia cũng là các tác nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày.
4. Bệnh loét dạ dày để lại những biến chứng gì?
Viêm loét dạ dày ở giai đoạn đầu nếu phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể chữa trị khỏi hẳn bằng các biện pháp phù hợp. Nhưng một khi đã bệnh viêm loét chuyển sang giai đoạn mãn tính thì khó điều trị khỏi hoàn toàn và dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
– Xuất huyết tiêu hóa: Đây là một trong những biến thường gặp nhất. Gây ra những hiện tượng như mất máu, chóng mặt, da nhợt nhạt, nôn ra máu hoặc phân có màu đen.
– Thủng dạ dày: Vết loét lâu ngày sẽ dẫn đến thủng dạ dày, gây ra tình trạng đau bụng đột ngột và dữ dội.
– Hẹp môn vị: Môn vị nằm ở cuối dạ dày, là nơi tiếp nối với hành tá tràng. Viêm loét dạ dày dẫn đến hình thành các mô viêm xơ ở vị trí này, từ đó làm cản trở quá trình vận chuyển của thức ăn trong hệ tiêu hóa. Gây ra các tình trạng nôn ói, bụng ức ách thức ăn cũ và sụt cân đột ngột.
– Ung thư dạ dày: Viêm loét dạ dày là một trong những yếu tố hình thành các khối u ác tính ở dạ dày.
5. Lời khuyên để phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng
Dưới đây là 1 số cách giúp ngăn ngừa và làm giảm triệu chứng bệnh loét dạ dày mà bạn có thể tham khảo:
– Hạn chế việc sử dụng chất kích thích và các loại đồ uống có cồn;
– Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh: ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ. Sử dụng các loại thực phẩm chế biến ít dầu mỡ, ăn nhiều rau củ quả nhiều chất xơ và vitamin để hỗ trợ trong quá trình tiêu hoá;
– Luôn giữ tinh thần thoải mái và vui vẻ, tránh để bị stress trong thời gian dài;
– Rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi ăn để tránh nhiễm khuẩn đường ruột;
– Bỏ thói quen hút thuốc lá, cũng như tránh xa khói thuốc từ người khác;
– Luyện tập thể dục hằng ngày để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Từ đó giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, hệ tuần hoàn nhờ đó cũng được lưu thông;
– Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý mình có nguy cơ mắc phải.
Như vậy qua bài viết trên đã cho chúng ta thấy rõ được triệu chứng bệnh loét dạ dày cũng như nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Để từ đó chủ động tìm ra biện pháp điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.
Trên 15 năm thành lập
Chuyên môn cao
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi,
thiết bị hiện đại
Chi phí khám hợp lý,
chỉ từ 100.000 đồng
Áp dụng bảo hiểm y tế,
và các bảo hiểm khác
Chăm sóc khách hàng
chu đáo