1. Tình trạng sâu răng hình thành do đâu?
1.1 Như thế nào là sâu răng?
Một chiếc răng được coi là bị sâu khi có sự tổn thương vĩnh viễn trên bề mặt răng do vi khuẩn gây nên. Những tổn thương này có thể là những mảng ngả màu vàng, nâu, đen, cũng có thể là những lỗ nhỏ li ti hoặc lỗ sâu to trên bề mặt răng.
Sâu răng bắt nguồn từ sự kết hợp của vi khuẩn có hại tồn tại trong khoang miệng với những cặn thức ăn còn sót lại do thói quen ăn vặt thường xuyên, sử dụng nhiều thực phẩm chứa đường và vệ sinh răng miệng không sạch và đều đặn.
Nếu sâu răng không được điều trị, các tổn thương này sẽ lớn dần và ngày càng ảnh hưởng sâu hơn đến các cấu trúc bên trong của răng. Điều này có thể dẫn tới một số biến chứng như đau răng nghiêm trọng, dai dẳng, nhiễm trùng gây viêm nướu, viêm nha chu, áp xe và thậm chí là rụng răng, mất răng.
1.2 Hiểu cơ chế gây sâu răng để có cách hạn chế sâu răng hiệu quả
Sâu răng là một quá trình hình thành và phát triển lâu dài từ thứ rất cơ bản đó chính là mảng bám. Quá trình chuyển hóa từ mảng bám sang tổn thương răng thường đi qua 3 giai đoạn gồm:
– Các mảng bám hình thành
Mảng bám răng là một lớp màng mỏng, có tính dính, trong suốt bao phủ bề mặt ngoài răng. Mảng bám thường hình thành do ăn việc tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa lượng lớn đường và tinh bột nhưng không vệ sinh răng miệng kỹ sau đó.
Khi các chất đường và tinh bột này bám lại trên răng, vi khuẩn sẽ nhanh chóng phát triển và chuyển hoán chúng, tạo thành mảng bám. Mảng bám của răng có thể nằm ở trên hoặc dưới đường viền nướu, qua thời gian nó cứng lại tạo thành cao răng (còn gọi là vôi răng). Việc biến đổi tính chất khiến mảng bám trở nên khó bị loại bỏ hơn, đóng vai trò như lá chắn cho vi khuẩn phát triển.
– Vi khuẩn trong mảng bám tấn công răng
Khi tiêu hóa đường và tinh bột, vi khuẩn sẽ tiết ra axit, kết hợp với axit chuyển hóa từ đường sẽ cùng tạo nên quá trình hủy khoáng ở men răng. Sự xói mòn này làm xuất hiện các lỗ nhỏ trên men răng – giai đoạn đầu tiên của quá trình sâu răng mà chúng ta có thể dễ dàng thấy.
Khi men răng bị ăn mòn sâu hơn, vi khuẩn và axit sẽ tiếp tục tấn công vào đến lớp cấu trúc tiếp theo của răng, là ngà răng. Lớp này có đặc điểm là mềm hơn men răng nên khả năng chống lại axit cũng kém hơn. Không chỉ vậy ngà răng còn có các đường ống nhỏ li ti thông trực tiếp với buồng tủy chứa các dây thần kinh của răng, nên ở giai đoạn này, người bệnh thường cảm thấy đau và ê buốt nhiều.
– Sâu răng vẫn tiếp tục phát triển và gây biến chứng
Khi sâu răng phát triển mà không có biện pháp ngăn ngừa, điều trị, vi khuẩn và axit sẽ lại tiếp tục tán công đến tủy răng, nơi tập trung dây thần kinh và mạch máu. Khi ở giai đoạn này, tủy răng hầu như đều bị sưng tấy do vi khuẩn xâm nhập, gây sự chèn ép dây thần kinh khiến người bệnh đau đớn. Cảm giác đau nhức, khó chịu thậm chí có thể lan rộng ra bên ngoài chân răng đến tận xương hàm.
Vì nguyên nhân bắt nguồn từ mảng bám và việc vệ sinh răng miệng không kỹ nên sâu răng thường xảy ra ở răng phía trong như răng hàm và răng tiền hàm. Những răng này có cấu tạo và hình dáng gồm nhiều rãnh, lỗ và kẽ trên bề mặt nhai nên khiến các mảnh thức ăn dễ bám lại.
2. 5 Cách hạn chế sâu răng từ nha sĩ
Để hạn chế tối đa sự hình thành sâu răng hoặc để ngăn ngừa tình trạng sâu răng tiến triển nặng hơn, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc và điều trị của nha sĩ.
Dưới đây là 5 cách hạn chế sâu răng mà các nha sĩ thường khuyên thực hiện.
2.1 Vệ sinh răng miệng kĩ và đầy đủ là cách hạn chế sâu răng cơ bản
Việc vệ sinh răng miệng kĩ càng là tiền đề cho một hàm răng chắc khỏe và ít rủi ro sâu răng tấn công. Chúng ta nên đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày hoặc sau các bữa ăn chính. Tuy nhiên cần lưu ý, không nên đánh răng ngay lập tức sau khi ăn vì lúc này các thực phẩm thường có tính axit, men răng yếu và dễ bị bào mòn đi dưới tác động của việc chải răng. Thời điểm tốt nhất là đợi khoảng 20 – 30 phút sau ăn mới nên đánh răng và nên đánh răng đúng cách thay vì chải ngang răng.
Ngoài ra để răng miệng được làm sạch tối ưu, bất cứ ai cũng nên bổ sung thêm các bước như dùng chỉ nha khoa để loại bỏ toàn bộ những mẩu thức ăn kẹt lại giữa các kẽ răng; dùng bàn chải lưỡi để làm sạch bề mặt lưỡi; và cuối cùng là súc miệng lại với nước súc miệng diệt khuẩn để làm sạch một lần nữa toàn bộ khoang miệng, cuốn sạch những vi khuẩn và vụn thức ăn còn bám lại.
Cần lưu ý nên chọn loại bàn chải có đầu nhỏ, tròn để có thể dễ dàng len lỏi vào được tất cả các ngóc ngách trong khoang miệng, đồng thời lông bàn chải nên có độ cứng vừa phải để không làm tổn hại men răng. Bên cạnh đó nên sử dụng kem đánh răng có chứa fluor bởi nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng fluor sẽ ngăn ngừa sâu răng hiệu quả nếu được sử dụng hàng ngày.
2.2 Cắt giảm thực phẩm nhiều đường và giảm ăn vặt
Đây là cách hạn chế xảy ra tình trạng sâu răng mà hầu như ai cũng biết nhưng quá khó để thực hiện khi đã quen thuộc – Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường và giảm ăn vặt.
Nghiên cứu từ Tổ chức Y tế Thế giới từng khẳng định chất bột, đường chính là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với sâu răng. Như đã nói bên trên, đây chính là 2 chất hàng đầu tạo nên mảng bám trên răng và trực tiếp gây sâu răng. Lời khuyên được đưa ra là chúng ta nên giảm lượng đường hàng ngày xuống dưới 10% tổng lượng calo.
Nếu bạn khó có thể giảm hoàn toàn việc ăn thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, sữa, nước ngọt,… thì hãy cố gắng không ăn chúng liên tục suốt cả ngày. Một khi không còn tiếp xúc với đường – thức ăn của vi khuẩn sâu răng và nguồn axit lớn, men răng sẽ có cơ hội tái khoáng. Ngược lại, nếu thường xuyên ăn đường, răng sẽ không có cơ hội để tái khoáng và sâu ngày càng nặng thêm.
2.3 Bổ sung vitamin D là cách hạn chế sâu răng không phải ai cũng biết
Bên cạnh các lý do phổ biến gây sâu răng như chúng ta thường biết thì thiếu hụt Vitamin D cũng là một trong những nguyên nhân khiến khả năng bị sâu răng tăng cao hơn.
Vitamin D là một sinh tố rất quan trọng để giúp cơ thể hấp thụ canxi và phốt phát từ thực phẩm tốt hơn. Có nhiều nghiên cứu cho thấy mối quan hệ nghịch đảo giữa việc ăn thực phẩm giàu vitamin D và calcium như sữa chua với tình trạng sâu răng ở trẻ nhỏ. Ngoài các thực phẩm cung cấp nhiều calcium và vitamin D như sữa và sữa chua, chúng ta cũng có thể hấp thụ vitamin từ ánh sáng mặt trời.
2.4 Thường xuyên nhai kẹo cao su không đường
Việc nhai kẹo cao su không đường sau bữa ăn đã được chứng minh nhiều trong các thử nghiệm lâm sàng là có khả năng giúp tái khoáng men răng. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng kẹo cao su có chứa xylitol có khả năng kích thích tiết nước bọt, nâng cao độ pH (giảm tính axit) của mảng bám và giảm sự sinh sôi của vi khuẩn sâu răng S.mutans.
Không chỉ vậy, kẹo cao su không đường còn có chứa hợp chất gọi là Casein- Phosphopeptide-Amorphous-Calcium-Phosphate (CPP-ACP) đã được chứng minh là có thể làm giảm S.mutans, thậm chí nhiều hơn so với loại kẹo cao su chứa xylitol.
Trên đây là những cách hạn chế sâu răng thường được các nha sĩ khuyên thực hiện để bảo vệ răng khỏi sâu ở nhiều mức độ khác nhau. Hầu hết các phương pháp đều rất đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà nên bạn hoàn toàn có thể áp dụng ngay hôm nay để bảo vệ hàm răng mình khỏi sự tấn công của vi khuẩn sâu răng nhé!
Trên 15 năm thành lập
Chuyên môn cao
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi,
thiết bị hiện đại
Chi phí khám hợp lý,
chỉ từ 100.000 đồng
Áp dụng bảo hiểm y tế,
và các bảo hiểm khác
Chăm sóc khách hàng
chu đáo